SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

Mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình yêu thích

 


mô hình kinh doanh là gì
Mục lục nội dung

Mô hình kinh doanh là một phần tất yếu trong việc phát triển kinh tế của tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp thì không hề dễ dàng, nhất là những cá nhân mới bắt đầu khởi nghiệp. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Lợi ích của chúng mang lại cho doanh nghiệp ra sao. Hãy cùng VietMoz tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây:

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh được hiểu là chiến lược cốt lõi của công ty để kinh doanh có lãi. Hay nói chính xác là xác định được sản phẩm/ dịch vụ mà họ có kế hoạch bán, bao gồm thị trường mục tiêu cũng như các khoản chi phí dự kiến cho Marketing.

Mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, nó giúp các công ty mới đang phát triển thu hút giới đầu tư, tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên. Riêng các công ty đã thành lập từ lâu, thì mô hình kinh doanh giúp họ dự đoán được các xu hướng và thách thức hiện tại lẫn tương lai.

Tất cả quy trình và chính sách kinh doanh mà một công ty áp dụng, tuân theo đều là một phần của mô hình kinh doanh. Chính chuyên gia quản lý Peter Drucker có đề cập:

Một mô hình kinh doanh phải trả lời được khách hàng của bạn là ai, bạn có thể tạo ra/ thêm giá trị gì cho khách hàng và bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách nào với chi phí hợp lý.”

Do đó, mô hình kinh doanh còn mô tả cách mà một công ty tạo, cung cấp và thu về giá trị cho khách hàng cũng như cho chính họ.

Lợi ích của mô hình kinh doanh với sự phát triển của doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Hơn hết, nó giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực đáp ứng những sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Song song với đó, doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác doanh thu sẽ nhận được mỗi tháng, điều này giúp bạn có cái nhìn bao quát về điểm mạnh điểm yếu nguồn lực của công ty.

lợi ích của mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh được đánh giá là lý tưởng nhất khi mang trong mình sự độc đáo, duy nhất và không dễ dàng sao chép được. Đó cũng là lý do mà các nhà quản trị luôn trăn trở trong việc hình thành và xây dựng chúng ngay từ đầu.

Một số lợi ích cốt lõi về mô hình kinh doanh mà bạn cần biết:

  • Xác định được chiến lược kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ ngắn hạn và dài hạn.
  • Xác định được phân khúc mà khách hàng chính của doanh nghiệp hướng đến.
  • Tạo tiền đề cho việc thiết lập kế hoạch phục vụ phân khúc nhóm khách hàng của doanh nghiệp.
  • Xác định được các kênh tiếp cận và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng.
  • Thiết lập, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
  • Tập trung vào việc phát triển các nguồn lực chính của doanh nghiệp như nhân sự, nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, …
  • Mở rộng cơ hội thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng, đưa ra các giải pháp có lợi cho khách hàng.

Tóm lại, mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nó giúp các nhà quản trị quyết định cách thức kinh doanh hoạt động của họ để kiếm tiền hiệu quả.

Thiết kế mô hình kinh doanh

Mục đích chính của mô hình kinh doanh là:

  • Thiết lập và tạo ra một chuỗi liên kết mang tính bền vững.
  • Hướng đến giá trị dài hạn cho các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, cùng ngách hoặc cùng nghành nghề.

Như vậy, việc đề xuất giá trị là bước đầu tiên cần phải có để hướng đến mục đích ban đầu, đây cũng được xem như là một lời cam kết bạn đưa ra cho những người chơi và đối tác quan trọng.

Nhằm giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những yếu tố cần để thiết kế mô hình kinh doanh hoàn chỉnh mang lại giá trị về nguồn thu cho công ty.

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là bản thảo đưa ra định hương hướng phát triển cho bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Nhờ nó mà các quản lý cấp cao sẽ tập trung dồn nguồn lực để đạt được kết quả mong muốn trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn hết nó là cơ sở giúp doanh nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh đạt được kết quả ra sao cũng như tìm kiếm thêm những mục tiêu triển vọng trong tương lai.

Ma trận thị phần tăng trưởng

Ma trận thị phần tăng trưởng được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp của mình. Thông qua việc phân tích sản phẩm tăng trưởng như hình dưới:

Trong đó, một chiến lược kinh doanh phải đảm bảo tăng cường hoặc duy trì hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm “ngôi sao” (ngay từ thời điểm thị trường phát triển mạnh và mang lại lợi nhuận, dẫn đến việc nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập đầu tư) và “dấu hỏi” (nhằm giành thị phần cao hơn trên các thị trường có tính hấp dẫn lớn). Ngược lại, cần giảm nguồn lực trong việc đầu tư vào “bò sữa” (do tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp khiến cho thị trường trở nên kém hấp dẫn với đối thủ cạnh tranh) và chẩm dứt những sản phẩm “con chó”.

Đường tăng trưởng

Đây là đường biểu diễn đồ họa về một quá trình tăng doanh số và được thể hiện cụ thể theo thời gian. Việc xác định được loại tăng trưởng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra được một mô hình toán học nhằm dự đoán doanh số trong tương lai. Đặc biệt nó còn giúp bạn xác định được khi nào thì nên tung ra sản phẩm mới vào một thị trường mới.

Đối với các thị trường tăng trưởng chậm thường ít hấp dẫn hơn vì mang lại lợi nhuận ít hơn. Trong khi tăng trưởng theo cấp số nhân có thể thị trường đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter

Với mô hình này giúp doanh nghiệp phân tích một số đối tượng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh ngay trong một ngành. Điều này giúp họ biết được vị trí của công ty hay doanh nghiệp mình đang ở đâu, từ đó có định hướng cho việc đạt được vị trí mà công ty mong muốn trong thời gian sắp tới.

5 áp lực cạnh tranh bao gồm:

  • Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
  • Khách hàng.
  • Sản phẩm thay thế.

Mô hình doanh thu

Mô hình doanh thu là chiến lược tập trung vào việc quản lý các luồng doanh thu của doanh nghiệp, nhằm giúp họ củng cố và tạo ra mức lợi nhuận lớn hơn so với mức đầu tư ban đầu.

Một số mô hình doanh thu cơ bản:

  • Mô hình doanh thu quảng cáo
  • Mô hình doanh thu đăng ký
  • Mô hình doanh thu phí giao dịch
  • Mô hình doanh thu bán hàng
  • Mô hình doanh thu liên kết

Mô hình SWOT

Mô hình SWOT là mô hình phân tích kinh doanh tạo ra chiến lược sản xuất hiệu quả. Dựa trên 4 yếu tố quan trọng là Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức), từ đó giúp doanh nghệp xác định mục tiêu chiến lược mang tính khách quan hơn.

Phân loại mô hình kinh doanh

V4 BM khuôn khổ (V4 BM Framework)

Với mô hình kinh doanh này được cấu thành bởi 4 yếu tố cốt lõi sau đây:

  • Giá trị về sự cải tiến: Yếu tố này bao gồm việc mô tả của các sản phẩm/ dịch vụ mà một tổ chức kỹ thuật số đặt ra, hoặc sẽ đưa ra, đi kèm với các thông tin liên quan. Song song với đó, các mô hình kinh doanh cũng cần mô tả các yếu tố kết hợp trong việc chào bán, nhằm tiếp cận phân đoạn khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp ưu tiên.
  • Giá trị về kiến trúc: mô tả cấu trúc toàn diện của một tổ chức bao gồm cấu trúc công nghệ, cơ sở hạ tầng tổ chức.
  • Giá trị về mạng liên kết: mô tả công ty, tổ chức chéo quan điểm nhằm đạt được nhiều sự chú ý trong mô hình kinh doanh.
  • Giá trị về tài chính: mô tả chi phí, phương pháp giá, và cấu trúc doanh thu của doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh chuyển từ ống tới các nền tảng

Trong mô hình này, các công ty tạo ra hàng hóa và dịch vụ, đẩy chúng ra ngoài và bán nó tới khách hàng. Riêng giá trị thể hiện ngay trên sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ở thượng nguồn và tiêu thụ ở hạ nguồn. Đây được xem là dòng chảy tuyến tính tương tự như dòng chảy trong ống nước. Mô hình này được diễn giải bởi Sangeet Paul Choudary trong một bài báo thuộc tạp chí của Wired, bạn có thể tham khảo thêm.

Mô hình kinh doanh nền tảng

Mô hình kinh doanh nền tảng là việc tạo ra giá trị bằng cách tạo điều kiện trao đổi giữa hai hoặc nhiều nhóm phụ thuộc lẫn nhau, thường là người tiêu dùng và người sản xuất. Giống như Facebook, Alibaba..không trực tiếp tạo và kiểm soát hàng tồn kho thông qua chuỗi cung ứng cách mà các doanh nghiệp tuyến tính thường làm.

Như vậy, hiểu đơn giản là doanh nghiệp không sở hữu phương tiện sản xuất, thay vào đó họ tạo ra các phương tiện kết nối. Mô hình kinh doanh nền tảng thành công giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí dịch vụ không cần thiết. Với sự ra đời của công nghệ kết nối như mạng lưới internet cho phép các nền tảng mở rộng theo những cách mà các doanh nghiệp truyền thống không làm được.

Các thành phần thiết yếu của một mô hình kinh doanh

Có thể thấy mỗi một mô hình kinh doanh đều mang trong mình những đặc điểm và chức năng riêng. Tuy nhiên, nhìn chung chúng đều bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

  • Đề xuất giá trị: Một tính năng cụ thể làm cho sản phẩm của bạn hấp dẫn đối với khách hàng.
  • Thị trường mục tiêu: Một nhóm người tiêu dùng cụ thể quan tâm, có nhu cầu đến sản phẩm.
  • Lợi thế cạnh tranh: Một tính năng độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng sao chép.
  • Cấu trúc chi phí: Bao gồm danh sách các chi phí cố định và biến đổi mà doanh nghiệp của bạn yêu cầu để hoạt động và những chi phí này ảnh hưởng như thế nào đến việc định giá.
  • Các chỉ số chính: Các cách mà công ty của bạn có thể đo lường được.
  • Nguồn lực: Bao gồm tài sản vật chất, tài chính và trí tuệ thuộc công ty của bạn.
  • Vấn đề và giải pháp: Điểm khó của khách hàng mục tiêu và cách công ty bạn dự định đáp ứng họ.
  • Mô hình doanh thu: Một khuôn khổ xác định các nguồn thu nhập khả thi để theo đuổi.
  • Các dòng doanh thu: Bao gồm các cách mà công ty của bạn có thể tạo ra thu nhập.
  • Biên lợi nhuận: Số tiền doanh thu của bạn vượt quá chi phí kinh doanh.

Đây là những yếu tố cần thiết tạo nên một mô hình kinh doanh đúng nghĩa, tất nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hình thành ý tưởng rõ ràng dựa trên các thành phần này.

Vì vậy, để chúng trở nên rõ ràng hơn thông qua mô hình kinh doanh bạn sẽ phải viết kế hoạch kinh doanh. Điều này cung cấp tầm nhìn và định hướng cho chính ý tưởng kinh doanh của bạn, theo thời gian bạn cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty.

7 bước tạo một mô hình kinh doanh phù hợp

Việc tạo một mô hình kinh doanh không chỉ đơn giản là việc xoay quanh kế hoạch kinh doanh hoặc xác định sản phẩm/ dịch vụ để theo đuổi. Mà đó là việc vạch ra cách bạn sẽ tạo ra giá trị liên tục cho khách hàng của mình.

Nhằm hướng đến một mô hình kinh doanh phù hợp và mạnh mẽ nhất, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:

Xác định đối tượng cụ thể của doanh nghiệp

Việc nhắm mục tiêu đến nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu sẽ khiến bạn không đủ nguồn lực để đáp ứng được sản phẩm/ dịch vụ thỏa mãn insight khách hàng của mình. Vì vậy, khi tạo mô hình kinh doanh bạn nên thu hẹp phạm vi phân khúc khách hàng thuộc hai hoặc ba tính cách người mua chi tiết.

xác định đối tượng cụ thể của doanh nghiệp

Cụ thể hơn, bạn sẽ tiến hành nghiên cứu phân tích nhân khẩu học của từng cá nhân, những thách thức chung và các giải pháp mà công ty của bạn có thể cung cấp.

Thiết lập các quy trình kinh doanh

Trước khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất sản phẩm/ dịch vụ cung cấp đến người tiêu dùng, bạn cần nắm chắc các hoạt động cốt lõi mà doanh nghiệp bạn cần phải có. Nói đúng hơn, bạn sẽ xác định các khía cạnh cốt lõi thuộc sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang muốn cung cấp đến khách hàng. Nó có thể bao gồm các trách nhiệm về khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối cho đến dịch vụ tư vấn…

Vạch ra các nguồn lực kinh doanh chính

Để có thể vận hành các quy trình thuộc mô hình kinh doanh hàng ngày và đạt hiệu quả cho các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Bạn cần ghi ra các nguồn lực kinh doanh chính của mình, những nguồn lực này ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và phát triển doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai. Một số nguồn lực phổ biến có thể kể đến như trang web, vốn, kho hàng, tài sản trí tuệ và danh sách khách hàng….Từ những nguồn lực này, bạn sẽ cần đánh giá 1 lượt để xét điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó có giải pháp định hướng cải thiện và nâng cao.

Phát triển một đề xuất mang tính giá trị mạnh mẽ.

Hiện nay, việc đứng giữa hàng tá đối thủ cạnh tranh là chuyện hết sức bình thường. Vậy làm sao để có thể trở nên nổi bật, và thu hút trong mắt khách hàng? Điều này có thể được thể hiện thông qua việc bạn cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ có tính sáng tạo cao, mới.

Việc vạch ra những đề xuất mới được xem là khởi đầu tốt giúp doanh nghiệp bạn có cơ hội tạo ra những giá trị cao hơn đối thủ cạnh tranh đang làm. Sau khi đã có những đề xuất mang tính giá trị, bạn hãy ứng dụng nó ngay vào sản phẩm/ dịch vụ của mình để xác định xem bạn sẽ duy trì giá trị này như thế nào đối với khách hàng của mình theo thời gian.

Xác định các đối tác kinh doanh chính

đối tác kinh doanh

Không doanh nghiệp nào có thể hoạt động bình thường mà thiếu sự kết nối với các đối tác quan trọng. Vì vậy, sau khi tạo mô hình kinh doanh, bạn hay chọn lọc các đối tác hàng đầu như nhà cung cấp, nhà chiến lược hoặc đối tác quảng cáo. Đây là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

Chiến lược tạo nhu cầu

Đây là bước quan trọng nhất của những công ty mới thành lập, rằng bạn sẽ cần một chiến lược để xây dựng mối quan tâm của khách hàng đến với doanh nghiệp, từ đó tạo ra khách hàng tiềm năng cũng như bán được sản phẩm/ dịch vụ đến người tiêu dùng.

Lúc này bạn sẽ cần trả lời câu hỏi như:

  • Làm thế nào để khách hàng tìm thấy bạn?
  • Tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm/ dịch vụ từ thương hiệu của bạn?

Việc phát triển một chiến lược tạo nhu cầu sẽ cần đến một bản kế hoạch chi tiết hướng đến từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

Thay đổi khi cần thiết

Việc đi theo một mô hình kinh doanh ngay từ đầu không thể khẳng định được liệu doanh nghiệp có thực sự phát triển đúng hướng hay không. Bởi nó còn bị chi phối từ nhiều thành phần tạo nên, việc yếu kém một trong số các thành phần cốt lõi cũng tác động nhiều tới hoạt động vận hành của nó. Đồng nghĩa với việc sẽ có những giai đoạn doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, vì vậy doanh nghiệp cần nhanh nhạy nắm bắt để thế chỗ cho những đổi mới trong tương lai.

Một số mô hình kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam

Với những mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới thì đã được các nhà đầu tư Việt Nam ứng dụng cũng như mang lại những thành công nhất định. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những mô hình chưa được nhiều người biết đến nhưng trong tương lai, tiềm năng mà nó mang lại doanh thu có lợi nhuận là rất cao.

  • Mô hình kinh doanh lưu động: Đây là mô hình được bắt gặp vài năm trở lại đây ở Việt Nam tuy nhiên rất ít. Mô hình này hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên mà không phải đăng ký kinh doanh. Hiểu đơn giản, đó là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định. Mô hình này được thể hiện thông qua các hình thức bán hàng tích hợp ngay trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…
  • Khách sạn chăm sóc cho thú cưng: Mô hình này ra đời đáp ứng nhu cầu nuôi thú cưng của nhiều người hiện nay. Riêng ở Châu Âu có đến 200 triệu thú cưng được các hộ gia đình nuôi. Tuy nhiên, riêng ở Việt Nam mới chỉ bắt gặp mô hình này ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Nhưng trong tương lai, khả năng mô hình kinh doanh này sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
  • Mô hình đấu giá cao nhất: Đây là mô hình đưa khách hàng tiếp cận với những sản phẩm tốt nhất thông qua hình thức, ai đưa ra mức giá cao nhất sẽ là người sở hữu sản phẩm.

12 mô hình kinh doanh phổ biến nhất 2022

Mô hình đăng ký

Mô hình kinh doanh đăng ký dựa trên ý tưởng bán sản phẩm hoặc dịch vụ để nhận doanh thu đăng ký định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm. Mô hình này có thể được áp dụng cho doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp trực tuyến.

Ví dụ: Tại Netflix, người dùng cần thanh toán định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm để có quyền sử dụng cũng như truy cập sản phẩm/ dịch vụ.

Mô hình Bundling

Mô hình Bunding là mô hình kinh doanh kết hợp bao gồm các công ty bán hai hoặc nhiều sản phẩm cùng nhau như một đơn vị duy nhất, thường với mức giá thấp hơn so với việc họ tính phí bán các sản phẩm riêng lẻ.

Với mô hình này, các công ty có cơ hội tạo ra khối lượng bán hàng lớn hơn cũng như cung cấp vào các thị trường sản phẩm, dịch vụ đang khó bán. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn nên tỷ suất lợi nhuận thường thu hẹp dần.

mô hình bundling

Ví dụ: Walgreen’s và WebMD đã kết hợp một số dịch vụ y tế của họ vào các dịch vụ trực tuyến và di động tương ứng, để giảm bớt nỗ lực cho khách hàng trong việc nạp đơn thuốc và đặt lịch hẹn.

Mô hình Freemium

Mô hình kinh doanh Freemium mô tả một công ty cung cấp miễn phí các tính năng cơ bản hoặc giới hạn cho người dùng và sau đó tính phí cho các tính năng bổ sung hoặc nâng cao.

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản như việc bạn truy cập một ứng dụng, phần mềm, trong đó bạn được truy cập tự do và sử dụng những tính năng nhất định. Và để sử dụng được tính năng cao hơn, bạn sẽ cần phải trả tiền cho 1 đăng ký.

Ví dụ: Bạn có thể thấy hầu hết các ứng dụng trên CH Play hoặc App Store đều thực hiện theo mô hình này – chúng cho phép người dùng quyền truy cập miễn phí. Điển hình như PicsArt, người dùng được phép sử dụng các tính năng chỉnh sửa ảnh cơ bản, với tính năng cao hơn người dùng cần chọn trả phí định kỳ hàng tháng, hoặc hàng năm.

Mô hình Razor blades

Đây là một mô hình kinh doanh trong đó một mặt hàng được bán với giá thấp hoặc được tặng miễn phí nhằm thúc đẩy lượt mua và gia tăng doanh số. thấy rằng lưỡi dao cạo thay thế có giá cao hơn dao cạo tự.

Ví dụ: Máy ảnh chụp lấy liền cũng theo mô hình kinh doanh Razor Blades. Điển hình như máy Instax của Fujifilm được bán với giá thấp trong khi phim họ sử dụng có giá lên tới 2,000 $ cho mỗi bức ảnh.

Mô hình sản phẩm dưới dạng dịch vụ

Mô hình sản phẩm dưới dạng dịch vụ cung cấp các sản phẩm giống nhau cho số lượng người tối đa, lặp đi lặp lại. Mô hình này là một giải pháp thay thế cho cách tiếp cận “mua và sở hữu” đã được thiết lập và bao gồm các thỏa thuận cho thuê để sử dụng. Nói đúng hơn thì mô hình này cho phép khách hàng mua một dịch vụ thay vì mua chính sản phẩm.

Ví dụ: Một số công ty đang sử dụng sản phẩm làm mô hình dịch vụ điển hình ở Việt nam như Grab, Bee, Nowfood…

Mô hình cho thuê

Mô hình cho thuê được thể hiện thông qua việc một công ty mua một sản phẩm từ người bán rồi cho phép công ty khác sử dụng sản phẩm với một khoản phí định kỳ. Mô hình kinh doanh cho thuê hoạt động tốt nhất với các mặt hàng có giá trị lớn như sản xuất, thiết bị y tế và bất động sản…

Để có một hình dung bao quát hơn, bạn có thể tham khảo mô hình kinh doanh cho thuê thiết bị sau đây:

mô hình cho thuê

Mô hình Crowdsourcing

Mô hình Crowdsourcing cho phép các công ty khai thác mạng lưới nhân tài ở khắp mọi nơi, mà không nhất thiết phải thuê nhân viên làm việc tại văn phòng. Nói đúng hơn là thuê nhân viên làm việc từ xa bằng cách trao đổi, tiếp nhận thông tin công việc qua mạng lưới internet hoặc các phương tiện truyền thông xã hội.

Mô hình này cho phép các công ty tiết kiệm thời gian tiền bạc hơn, cũng như tiếp cận được những người có kỹ năng chuyên môn cao ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Ví dụ: Wikipedia, YouTube, IMDB và Indiegogo đều là những ví dụ về các doanh nghiệp sử dụng mô hình nguồn cung ứng cộng đồng.

Mô hình một tặng một

Đây là một mô hình kinh doanh khởi nghiệp xã hội được phát triển bởi Blake Mycoskie, trong đó mỗi món hàng mua sẽ được tặng một món đồ cần thiết. Mô hình này được đánh giá là một cách khả thi để tạo ra giá trị thương mại và xã hội.

Ví dụ: TOMS, SoapBox, Smile Squared và Warby Parker đều là những công ty sử dụng loại mô hình kinh doanh này.

Mô hình nhượng quyền

Trong tất cả các loại mô hình kinh doanh đề cập ở trên, mô hình nhượng quyền được xem là mô hình quen thuộc nhất hiện nay. Mô hình nay mô tả phương thức doanh nghiệp/ cá nhân/ tập thể cho phép người khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Starbucks, Domino’s, Subway, McDonald’s và UPS Store đều là những ví dụ phổ biến của mô hình nhượng quyền thương mại.

Mô hình phân phối

Mô hình phân phối thông thường được thể hiện ở 3 cấp độ bao gồm: người sản xuất, người bán buôn và người bán lẻ. Mô hình này hoạt động như một nhà phân phối nhằm đưa hàng hóa đã sản xuất ra thị trường.

Ví dụ: Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam sản xuất và đóng thùng bia của mình, rồi đưa đến các nhà phân phối là đại lý bán lẻ. Để kiếm thêm lợi nhuận, các phân phối mua với số lượng lớn và bán cho các nhà bán lẻ với giá cao hơn.

Mô hình nhà sản xuất (Manufacturer)

Mô hình nhà sản xuất đề cập đến các nhà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thô, và bán trực tiếp nó đến tay khách hàng hoặc bán cho người trung gian. Nói đúng hơn là sẽ có một doanh nghiệp khác phụ trách là người cuối cùng bán sản phẩm đó cho khách hàng.

Ví dụ: Mô hình kinh doanh này có thể kể đến các doanh nghiệp như Intel, Magic Bullet, Black + Decker và LG Electronics.

Mô hình nhà bán lẻ

Mô hình nhà bán lẻ mô tả hoạt động mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.

Có thể thấy, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng, mua hàng hóa từ các nhà phân phối và sau đó bán cho khách hàng với giá vừa đủ để bù đắp chi phí và thu lợi nhuận.

Ví dụ: Tại Việt Nam, mô hình này được thể hiện rõ nhất là ngay trên các sàn thương mại điện tửnhư Shopee, Lazada…hoặc các cửa hàng tạp hóa…

Cách chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Chắc hẳn bất cứ người quản trị doanh nghiệp nào cũng đã từng băn khoăn làm sao chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất với mình. Tất nhiên, sẽ không có câu trả lời rõ ràng và duy nhất bởi nó còn phụ thuộc nhiều vào phạm vi, quy mô hoạt động của bạn cũng như chi phí mà bạn phải chịu trong suốt quá trình kinh doanh.

Vì vậy, để thu hẹp lựa chọn bạn nên bắt đầu với ý tưởng kinh doanh nhỏ của mình và tự trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng như thế nào?
  • Tôi sẽ tạo ra doanh thu như thế nào?
  • Khách hàng mục tiêu của tôi là ai?
  • Tôi đang xem chi phí khởi động nào?
  • Chi phí nào sẽ là chi phí cố định và chi phí biến đổi?
  • Tôi có cần hỗ trợ từ các nhà đầu tư không?

Việc trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc mô hình kinh doanh của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiên cứu và tham khảo thêm các doanh nghiệp tương tự với ngành, lĩnh vực mà bạn đang hướng đến. Đó có thể là đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xem họ đang hoạt động với cấu trúc tổ chức như thế nào. Điều này giúp bạn tự đề xuất được cho bản thân những hướng đi đúng và dễ phân biệt được doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp khác.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates