- bằng.
Quick Links
Khái niệm EdTech được nhắc nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt trong đại dịch Covid-19, như 1 xu hướng của giáo dục tương lai. Vậy, EdTech là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây từ ViewSonic.
Thông qua các định nghĩa, mục tiêu, mô hình, ứng dụng, ưu điểm, nhược điểm và ví dụ thực tiễn, ViewSonic hy vọng có thể giúp bạn hiểu được bản chất của EdTech. Đồng thời hiểu được tầm quan trọng của EdTech trong ngành giáo dục hiện nay.
1. Định nghĩa về EdTech là gì?
EdTech là từ ghép của Education và Technology, có nghĩa là ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Theo trang Investopedia, EdTech bao gồm phần cứng và phần mềm, được thiết kế giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của người dạy và kết quả học tập của người học.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp, và có thể bạn đang là người dùng của các ứng dụng EdTech. Ví dụ: EdTech là ứng dụng màn hình tương tác thông minh, máy chiếu trong lớp học, là các ứng dụng học ngoại ngữ Elsa, DuoLingo; các nền tảng học trực tuyến Coursera, Udemy; các lớp học ảo như myViewBoard Classroom, Google Classroom,….
Bạn đã hiểu Edtech là gì? Thế còn ứng dụng và cách hoạt động như nào thì hãy cùng đọc phần bài viết dưới
2. Mục tiêu của EdTech
Mục tiêu chính của EdTech là tăng chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh, có thể thấy cụ thể qua:
2.1. Cải thiện kết quả đầu ra của học sinh, sinh viên
Người học dễ dàng lựa chọn môn mình yêu thích và theo học, đồng thời có thể học nhiều khóa trong 1 khoảng thời gian thay vì chỉ theo chương trình cố định của trường lớp. Điều này giúp người học trau dồi được nhiều kiến thức, kỹ năng về những môn mà mình hứng thú.
Ví dụ: Giả sử như bạn hứng thú với môn lý, bạn có thể đăng ký một khóa học online cơ bản hoặc nâng cao về môn này. Nhờ đó bạn sẽ có kiến thức vững chắc hơn, và tất nhiên kết quả học đầu ra cũng sẽ cao hơn.
2.2. Nâng cao giáo dục mang tính cá nhân hóa
- Lựa chọn được chương trình học phù hợp với năng lực và mong muốn:Người học có thể tự lực chọn khóa học phù hợp với bản thân để có hứng thú học và thực hành kiến thức tốt nhất.
Ví dụ: Bạn thích đàn guitar nhưng trong chương trình của nhà trường không dạy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký một khóa này trên Udemy để học thêm và trau dồi sở thích của mình.
- Cho phép người học chủ động học mọi lúc mọi nơi: Kể cả khi rất bận, người học cũng có thể lưu bài giảng thành một tập podcast để nghe khi đi xe bus, rửa chén, xếp đồ,…
- Người dạy có thể thiết kế được chương trình phù hợp với từng học sinh:Bằng cách quan sát điểm mạnh, điểm yếu và mong muốn của mỗi bạn, người dạy có thể thiết kế được chương trình phù hợp với từng bạn. Ngoài ra còn có thể sử dụng các ứng dụng đo lường năng lực học tập để đánh giá về kết quả học tập mà không cần đến các bài kiểm tra căng thẳng.
2.3. Người học và người dạy có thể cập nhật kiến thức, thông tin nhanh chóng
- Tiếp nhận nhiều kiến thức từ những bài nghiên cứu, báo cáo khoa học trên Internet: Người học và người dạy có thể cập nhật thường xuyên các nghiên cứu, báo cáo mới miễn phí trên Internet.
- Đón nhận thông tin đa chiều: Người học không còn bị gò bó trong khuôn khổ của sách giáo khoa, giáo trình và cách dạy của giáo viên. Nhờ đó phát triển được khả năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, khả năng phản biện,…
2.4. Giảm gánh nặng trong giảng dạy cho người hướng dẫn
- Giáo viên chỉ cần đóng vai trò là người hướng dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh các tự học, cách tìm kiếm thông tin để mỗi cá nhân tự tìm hiểu kiến thức.
- Giảm thời gian chấm điểm: Hiện nay nhiều hệ thống có chức năng chấm điểm tự động cho hình thức trắc nghiệm, câu hỏi ngắn, vì vậy giáo viên có thể chỉ cần chấm phần tự luận.
- Sử dụng các phần mềm ứng dụng quản lý lớp học, chống gian lận thi cử: Các phần mềm này ngăn cản người học lợi dụng việc học và kiểm tra online để làm việc riêng, gian lận khi kiểm tra. Nhờ đó giúp giáo viên dễ dàng quản lý lớp học và đảm bảo kết quả thi cử công bằng.
2.5. Hỗ trợ chương trình học tập, đào tạo diễn ra liên tục
Học trực tiếp tại trường có thể thường xuyên bị ngắt quãng bởi thời tiết, dịch bệnh, tình trạng sức khỏe,… Ngược lại, EdTech cho phép người học học tại bất cứ nơi nào, chỉ cần có thiết bị kết nối được Internet.
Ví dụ: Trong tình trạng dịch Covid-19 bùng phát, giáo dục vẫn luôn được tiếp tục bằng hình thức trực tuyến nhờ vào các mô hình EdTech.
Như vậy, mục tiêu của EdTech là giúp tiết kiệm thời gian cho người dạy và người học, đồng thời nâng cao hiệu quả và tính cá nhân cho chương trình học. Trong phần tiếp theo, hãy cùng ViewSonic tìm hiểu về ưu, nhược điểm của EdTech nhé!
3. Ưu điểm của EdTech
Xu hướng EdTech mang đến nhiều ưu điểm để cải thiện phương pháp dạy và học, song cũng tồn tại một số nhược điểm, cụ thể là:
3.1. Tăng tính chủ động cho người học và người dạy
- Đối với người dạy: Người dạy có thể dạy từ xa, dùng nhiều phương pháp mới để truyền đạt, tạo ra những bài học trực quan và sống động.
Ví dụ: Trên nền tảng lớp học ảo myViewBoard Classroom, người dạy có thể viết, vẽ, ghi note, xóa,… trên một khung cửa sổ.
Ngoài ra còn có thể chèn ảnh minh họa, thiết lập từ điển, bật giọng đọc để đọc văn bản trên cửa sổ,… Hoặc cũng có thể chia sẻ quyền cho người học để lớp tương tác với nhau.
Dưới đây là một video trực quan về các thao tác cơ bản trên myViewBoard, bạn có thể xem để hình dung rõ hơn.
- Đối với người học: Người học dễ dàng tiếp cận với thông tin, tài liệu nghiên cứu hoặc chủ động tham gia nhiều khóa học bổ ích trên Internet thông qua nhiều nguồn mở, các thiết bị điện tử thông minh.
3.2. Sử dụng thành thạo công nghệ
Tiếp xúc thường xuyên với công nghệ trong giáo dục sẽ giúp người học quen dần với việc sử dụng màn hình tương tác thông minh ViewBoard, máy chiếu, Powerpoint,… Từ đó có được kỹ năng về công nghệ cần thiết cho công việc, học tập sau này.
3.3. Tiết kiệm thời gian
- Giảm thời gian di chuyển: Việc học và dạy có thể thực hiện ngay tại nhà, người học thông qua công nghệ để tìm kiếm tài liệu học và kết nối với người dạy mà không cần mất thời gian đến trường.
- Tận dụng tối ưu thời gian để học tập: Hiện nay, nhiều trường đại học trong và ngoài nước đã tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí và có phí. Khi tham gia bạn sẽ học thêm nhiều kiến thức, được cấp các bằng cấp/giấy chứng nhận uy tín. Tại một số trường, những chứng chỉ này có thể được quy đổi để miễn học phần, giúp bạn rút ngắn thời gian học.
Ví dụ: Thông thường, bạn mất khoảng 4 – 5 năm để hoàn thành một chương trình đại học. Trong khoảng thời gian này bạn có thể đăng ký thêm các khóa học chuyên ngành nâng cao, các lớp dạy kỹ năng tin học văn phòng,… để có nhiều kiến thức hơn là chỉ học theo giáo trình. Ngoài ra, bằng cấp tin học có thể giúp bạn miễn học phần tin học tại trường.
3.4. Tiết kiệm chi phí
- Chi phí đi lại: Nếu học trực tuyến thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể từ tiền xăng, dầu, vé xe,…
- Chi phí sách giáo khoa, vở viết: Sách giáo khoa, giáo trình sẽ rẻ hơn nếu mua bản ebook. Ngoài ra, thay vì viết lên vở, người học có thể đánh máy, sắp xếp và lưu trữ theo tệp để dễ dàng quản lý và tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm.
- Chi phí ăn ở: Nếu đi học, đi dạy xa nhà sẽ phải tốn thêm một khoản phí trọ, phí ăn nội trú (nếu có),… Học trực tuyến có thể giảm bớt chi phí này vì có thể tham gia lớp học ngay tại nhà.
- Lựa chọn nhiều khóa học chất lượng, miễn phí hoặc có phí phù hợp: Nhiều đơn vị trường học, doanh nghiệp có tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí hoặc có phí, giúp hiểu thêm về kiến thức chuyên môn hoặc đào tạo thêm về các kỹ năng mềm, kỹ năng văn phòng,…
4. Nhược điểm của EdTech
- Phụ thuộc vào mạng Internet: Đường truyền Internet dễ bị gián đoạn do thời tiết, hệ thống cáp quang bị lỗi,… dẫn đến âm thanh nhỏ, truyền đến ngắt quản, gây khó khăn cho cả người dạy và người học.
- Dễ khiến người học mất tập trung: Hầu hết các thiết bị điện tử đều có thể mở và chạy nhiều cửa sổ cùng lúc. Vì vậy, khi không bị quản lý sát sao, người học dễ bị phân tâm vào các ứng dụng mạng xã hội, game hoặc các trang web khác ngoài web đang học.
- Giảm khả năng kết nối xã hội: Học trực tuyến làm giảm tương tác trực tiếp trong lớp học, người tham gia thường xuyên ngồi tại nhà, ít tham gia các hoạt động ngoài trời, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Cần phải thận trọng về quyền riêng tư: Nhiều tổ chức và cá nhân sẵn sàng bán thông tin người dùng để đổi lấy lợi nhuận. Vì vậy cần cẩn trọng khi tải tài liệu, đăng ký tài khoản trên các trang web lạ để tránh lộ thông tin riêng tư.
- Giáo viên tốn nhiều thời gian để soạn giáo án, theo dõi và đánh giá học sinh:Việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu thêm, đồng thời thay đổi giáo án sao cho phù hợp. Ngoài ra, nếu là lớp học trực tuyến, giáo viên càng gặp khó khăn trong việc theo dõi độ tập trung và trung thực của học sinh, dễ dẫn đến đánh giá kết quả học tập sai lệch.
- Gây hại cho mắt và cột sống: Ngồi học quá lâu với tư thế không đúng có thể gây đau cột sống. Ngoài ra tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử có thể dẫn đến cận thị.
5. 6+ các mô hình EdTech phổ biến hiện nay
Hiện nay, có 8 mô hình EdTech phổ biến, cụ thể là:
- Learning Management Systems: Mô hình quản lý lớp học, ví dụ: hệ thống E-learning của VNPT có tên là VnEdu LMS, nền tảng dạy học kết hợp và giáo dục từ xa myViewBoard,…
- Language Learning: Mô hình học ngôn ngữ trực tuyến, ví dụ: Elsa Speaking, DuoLingo, LingoDeer, Cambly,…
- School Administration: Mô hình quản lý thông tin dành cho trường học, ví dụ: Hệ thống gửi mail tự động đến học sinh khi trường đăng thông báo,…
- Enterprise Learning: Mô hình đào tạo các kỹ năng chuyên môn, ví dụ: Khan Academy, edX,…
- Broad Online Learning Platforms: Mô hình giúp hoàn thành các khóa học trực tuyến, ví dụ: Udemy, Coursera,…
- Next-Gen Study Tools: Mô hình tạo trò chơi để tăng tương tác giáo dục, ví dụ: Kahoot!, Aha Slide,…
- Tech Learning: Mô hình cung cấp công cụ học lập trình, ví dụ: CodeGym, Nordic Coder,…
- Early Childhood Education: Mô hình giáo dục dành riêng riêng cho trẻ em, ví dụ: Cambly Kid, Kodable,…
6. Ứng dụng của EdTech trong giáo dục
EdTech đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, cụ thể qua việc hỗ trợ các hoạt động như:
6.1. Quản lý thông tin và quy trình giảng dạy
Trong quá trình giảng dạy, các giấy tờ về điểm số, bài học, tài liệu,… sẽ được số hóa và quản lý trên ứng dụng, người học và người dạy có thể dễ dàng kiểm tra và chỉnh sửa kịp thời.
6.2. Tạo ra các kênh đào tạo trực tuyến đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng
Hiện nay, các kênh đào tạo trực tuyến phát triển ngày càng nhiều và đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu khác nhau của người học.
Ví dụ: Udemy là một nền tảng để người dạy bán bài giảng và người học mua, bạn có thể bán bất cữ kiến thức gì miễn là có người cảm thấy có ích và trả tiền để mua kiến thức đó.
6.3. Đánh giá năng lực của người học
Một số ứng dụng cho phép người dạy đưa ra câu hỏi trắc nghiệm nhanh chóng nhằm kiểm tra độ hiểu bài của người học ngay trong buổi học.
Ví dụ: Với phần mềm myViewBoard, người dạy có thể thiết lập câu hỏi trắc nghiệm và thời gian trả lời. Sau đó để người học làm bài kiểm tra bằng cách quét mã QR, câu trả lời sẽ được tổng hợp và gửi về người dạy.
Bạn có thể hình dung rõ hơn về các thao tác thiết lập câu hỏi trắc nghiệm trên myViewBoard qua video dưới đây.
7. Ví dụ về EdTech trong thực tế đã thành công
Một ví dụ về thành công của EdTech trong thực tế là nền tảng học tập myViewBoard tại Đại học Trung Nguyên (Chung Yuan Christian University) ở Đài Bắc, Đài Loan:
Thách thức:
Trường học đã ứng dụng hình thức học online qua video, nhưng giảng viên vì chỉ tương tác với thiết bị ghi hình, ghi âm nên độ tương tác với sinh viên thấp. Theo sự lan rộng của đại dịch Covid-19, sinh viên không thể quay lại trường và không thể tiếp tục học theo video vì khó tập trung.
Giải pháp:
Tích hợp giảng dạy trực tuyến vào lớp học và cho phép giảng viên tương tác với sinh viên ở xa tương tự như sinh viên trên lớp.
Lớp học kết hợp màn hình tương tác thông minh ViewBoard, phần mềm giảng dạy myViewBoard , máy chiếu, các phần cứng và phần mềm khác. Màn chiếu ở cuối lớp cho phép giảng viên xem trạng thái của lớp học mà không cần liên tục nhìn lại bảng trắng, do đó tập trung hơn và duy trì được mức độ tương tác với sinh viên.
Thêm nữa, sinh viên có thể gửi câu hỏi, câu trả lời, tham gia làm bài tập nhóm, trao đổi, thảo luận qua ứng dụng tương tự như lớp học thông thường. Qua đó giúp sinh viên không còn cảm thấy nhàm chán và mất tập trung như khi học trực tuyến.
Hiệu quả đầu ra:
- Đối với sinh viên: không còn bị nhàm chán, mất tập trung do thiếu tương tác.
- Đối với giảng viên: không phải thay đổi cách dạy và tương tác truyền thống, dễ dàng tập trung và kết nối với sinh viên.
- Đối với trường học: lớp học không còn bị giới hạn sỉ số do không bị giới hạn không gian.
Bạn có thể hình dung trực quan hơn qua video dưới đây:
Ngoài ra, còn có nhiều mô hình sử dụng EdTech thành công trên thế giới như:
- Coursera: Nền tảng học trực tuyến về rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
- Hubspot: Nền tảng học Inbound Marketing trực tuyến, có bài kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ.
- DuoLingo: Nền tảng học nhiều ngoại ngữ miễn phí.
- Elsa: Nền tảng giúp kiểm tra và sửa phát âm tiếng Anh.
- Udemy: Nền tảng cho phép mua và bán khóa học về mọi chủ đề học.
Edtech không chỉ là việc áp dụng công nghệ vào giáo dục, hơn thế nữa, đây là mô hình mang lại nhiều lợi ích tối ưu cho người học. Việc tiếp cận tri thức, thực hành và vận dụng vào thực tiễn sẽ trở nên hiệu quả hơn phương pháp học truyền thống – theo hướng 1 chiều từ giáo viên tới học sinh và ít có ví dụ trực quan, tương tác chủ động.
ViewSonic hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ EdTech là gì và tìm được một nền tảng EdTech phù hợp phát triển con đường học tập của mình. Theo dõi ViewSonic để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét