SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Dạy nhạc trong trường phổ thông: GV thiếu và yếu nên HS chưa học được nhiều



Nhm nâng cao chương trình ging dy ngành sư phm âm nhc, phù hp vi đnh hưng mi ca Chương trình GD ph thông theo quy đnh ca B GD-ĐT, ngày 21-5, Trưng CĐ Văn hóa Ngh thut TP.HCM (VHNT) đã t chc ta đàm “Thc trng đào to giáo viên dy môn âm nhc cho các trưng ph thông”.

Mt tiết hc nhc ca sinh viên Trưng CĐ Văn hóa Ngh thut TP.HCM. Ảnh: B.V

Thiếu giáo viên, trang thiết b

NGƯT Lâm Đình Thuận - Phó Trưởng khoa Âm nhạc Trường CĐ VHNT TP - cho biết, theo kết quả khảo sát tại 20 trường phổ thông cho thấy, có 75% HS thích học nhạc, 91% thích học hát, 61,7% thích chơi nhạc cụ… Tuy nhiên, về mục tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức lại không có ý kiến nào. Ngoài ra, môn âm nhạc còn tồn tại nhiều hạn chế như tiết học quá ít, chương trình chưa đồng bộ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Với tham luận “Thực trạng dạy và học môn âm nhạc tại các trường phổ thông và những đề xuất đối với chương trình đào tạo ngành sư phạm âm nhạc”, ông Nguyễn Xuân Chiến - Phó Trưởng khoa Nghệ thuật Trường ĐH Sài Gòn - lưu ý, hiện nay chương trình âm nhạc được dạy từ lớp 1 đến lớp 9, với thời lượng ít ỏi mỗi tuần 1 tiết; nhiều nơi còn thiếu phòng chức năng (cho các lớp năng khiếu, thiếu nhạc cụ, đạo cụ, âm thanh); mỗi trường chỉ có 1-2 giáo viên dạy nhạc (có nơi giáo viên phải kiêm nhiệm); trình độ giáo viên dạy nhạc không đồng đều…

Nói về trình độ giáo viên, bà Nguyễn Mỹ Hạnh - quyền Trưởng khoa Tại chức Nhạc viện TP.HCM - cho rằng, có trường hợp giáo viên dạy nhạc ở trường tỉnh, dù đã dạy 10-15 năm nhưng chỉ có thể đệm đàn những bài hát trong chương trình giảng dạy mà không thể đánh được những bài hát bên ngoài.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo Phạm Nữ Hồng Kỳ - SV khóa 23 Khoa Sư phạm âm nhạc, Trường CĐ VHNT TP - là: “Do tiết học chuyên ngành quá ít. Ngay như tiết học nhạc cụ Organt của lớp em cũng chỉ có 12 buổi, khiến SV cảm thấy hụt hẫng vì mới làm quen được với nhạc cụ thì đã... hết môn”.

Cn tăng các k năng thc hành

Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành sư phạm âm nhạc, NGƯT nhạc sĩ Hồ Văn Thành (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường CĐ VHNT TP), bà Nguyễn Mỹ Hạnh, ông Vũ Công Minh (giảng viên Khoa Âm nhạc Trường CĐ VHNT TP), ông Nguyễn Xuân Chiến (Phó Trưởng khoa Nghệ thuật Trường ĐH Sài Gòn) và nhiều đại biểu đã đưa ra những góp ý có giá trị như tăng cường đào tạo kiến thức âm nhạc vững chắc; các kỹ năng thực hành âm nhạc, thực hành sư phạm (hát, đệm đàn, chơi nhạc cụ); giao lưu học tập kinh nghiệm; đưa vào giảng dạy một số nhạc cụ như melodica, recorder, ukulele; trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học âm nhạc tại tất cả các đơn vị trường học…

Thạc sĩ Vũ Công Minh (giảng viên Khoa Âm nhạc Trường CĐ VHNT TP) cho rằng nên ứng dụng công nghệ thông tin cho cả người dạy và người học trong quá trình đào tạo giáo viên âm nhạc. Chỉ cần 1 chiếc iPad, bút cảm ứng, màn hình chiếu, 1 bộ loa có Bluetooth, giảng viên có thể điều khiển được mọi hoạt động giảng dạy ở hội trường có sĩ số đông. Đặc biệt, iPad còn có rất nhiều phần mềm như piano plus, GarageBand, Symphony pro 5, tune wave phục vụ cho việc giảng dạy về tiết tấu, cao độ… Đối với SV, chiếc điện thoại thông minh cũng là phương tiện hỗ trợ cho việc học tập gồm bàn phím hỗ trợ vở bài (keyboard), phầm mềm đo độ cao âm thanh (tune lite, tune wav), phần mềm thu âm căn bản, phần mềm chép nhạc giúp các em có thể tự học ở bất cứ nơi đâu.

Tiến sĩ Đặng Thị Thùy Linh (đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM) cũng thông tin, mùa hè này Bộ GD-ĐT có chương trình tập huấn rộng rãi về bồi dưỡng giáo viên theo chương trình sách giáo khoa cho tất cả các môn học, trong đó có môn âm nhạc. Đây là dịp Trường CĐ VHNT  TP.HCM đón đầu để tiếp cận kiến thức bồi dưỡng về môn âm nhạc nhằm góp phần đổi mới ngay trong công tác đào tạo...

Bích Vân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates