SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

Bộ yêu cầu giáo án không "khuôn mẫu", thầy cô hãy mạnh dạn áp dụng

 


0:000:00
0:00
GDVN- Chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp là biểu hiện cụ thể trách nhiệm, tâm huyết của người thầy với công việc, mới thực sự vì học sinh thân yêu.

Ngày 3/8/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 3899/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024.

Công văn số 3899/BGDĐT-GDTrH ghi rõ: Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học

a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành, cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh.[1]

Năm học 2023-2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chỉ đạo việc soạn kế hoạch bài dạy riêng cho chương trình 2018 mà tất cả đều thực hiện chung như trên.


Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ về giáo án theo định hướng phát triển năng lực

Vậy giáo viên đã thoát khỏi “ám ảnh” của công văn 5512 chưa? 

Thầy Nguyễn Văn Tuân, phó hiệu trưởng một trường học ở phía Nam chia sẻ: “Công văn số 3899/BGDĐT-GDTrH không yêu cầu kế hoạch bài dạy giáo viên phải chương trình 2018 phải thực hiện hay tham khảo theo 5512. Điều này đã gỡ bỏ được nỗi “ám ảnh” của giáo viên, nhưng vẫn có gợi ý cụ thể định hướng cho giáo viên soạn bài. 

Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo như thế là hợp lý, phù hợp với thực tế, đảm bảo các cơ sở giáo dục không rập khuôn trong kiểm tra hồ sơ, giáo viên có thể sáng tạo theo phẩm chất và năng lực của riêng mình”. 

Cô giáo Nguyễn Hà Anh chia sẻ: “Tôi thấy Bộ đã "bật đèn xanh" cho giáo viên sáng tạo theo một trình tự, định hướng phù hợp, không bắt giáo viên theo khuôn mẫu cụ thể nào. 

Nếu được đề xuất, tôi đề nghị từ năm học sau, Bộ cho phép giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm tái sử dụng giáo án, không cần in mới để tránh lãng phí, cũng là đòn bẩy giúp giáo viên phấn đấu và giảm áp lực cho thầy cô”.

Bộ yêu cầu giáo án không "khuôn mẫu", thầy cô hãy mạnh dạn áp dụng ảnh 2

Ảnh minh họa: Nguồn giaoduc.net.vn

Để chỉ đạo của Bộ cho giáo viên chủ động, tránh khuôn mẫu trong xây dựng kế hoạch bài dạy thì người đứng đầu các cơ sở giáo dục phải thật sự "thông" việc này.

Không chỉ riêng giáo án, giáo viên trong thời gian qua đã phải chịu nhiều áp lực từ các loại sổ sách, Bộ cũng đã có quy định rõ các loại sổ sách mà giáo viên phải có tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.[2]

Thực tế, áp lực về sổ sách vẫn đã và đang đè nặng giáo viên vì những quy định của tổ chuyên môn, nhà trường, không thực hiện theo chỉ đạo của Bộ. 

Vì vậy, để giáo viên được chủ động sáng tạo trong soạn giảng, người viết có kiến nghị sau: 

Thứ nhất, lãnh đạo nhà trường, cộng tác viên thanh tra của Phòng, cộng tác viên thanh tra của Sở ... phải hiểu rõ, Bộ không còn quy định giáo viên phải soạn giảng theo mẫu giáo án của công văn nào. 

Thứ hai, giáo viên phải chủ động lên tiếng, phản ánh lên cấp cao hơn bất cứ lãnh đạo nhà trường, cộng tác viên thanh tra của Phòng, cộng tác viên thanh tra của Sở ... có động thái ép buộc giáo viên phải soạn giảng theo khuôn mẫu 5512 hay khuôn mẫu nào. 

Thứ ba, kiên quyết không mời những lãnh đạo nhà trường, cộng tác viên thanh tra của Phòng, cộng tác viên thanh tra của Sở ... không cập nhật chỉ đạo của Bộ tham gia các đoàn thanh kiểm tra, trợ giúp chuyên môn.

Thứ tư, các cơ sở giáo dục thực hiện ngay và luôn, cho giáo viên sử dụng hồ sơ điện tử trong năm học 2023-2024. 

Thứ năm, giáo viên cũng phải hiểu một điều, sự chuẩn bị giáo án dạy học đó chính là kết quả của suy nghĩ mình sẽ làm gì, nói gì, làm như thế nào ... để phát huy phẩm chất, năng lực của học trò, giúp học trò tiến bộ hơn so với hôm qua. 

Chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp là biểu hiện cụ thể trách nhiệm, tâm huyết của người thầy với công việc, mới thực sự vì học sinh thân yêu. 

Tài liệu tham khảo:

[1]https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-3899-BGDDT-GDTrH-2023-nhiem-vu-giao-duc-trung-hoc-nam-hoc-2023-2024-574670.aspx

[2]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-28-2020-TT-BGDDT-ve-Dieu-le-Truong-tieu-hoc-282401.aspx

[2]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-32-2020-TT-BGDDT-Dieu-le-truong-trung-hoc-co-so-truong-trung-hoc-pho-thong-443627.aspx

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nguyễn Nhật Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates