SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động các cơ sở giáo dục mầm non

 

18/12/2021 5639

Ngày 17/12, Tiểu ban Giáo dục mầm non, Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức phiên họp nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động các cơ sở giáo dục mầm non. Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Trưởng Tiểu ban Giáo dục mầm non chủ trì phiên họp.

Phiên họp tập trung vào việc đánh giá vai trò của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập. Cũng như tìm ra những mặt hạn chế, tồn tại để nâng cao chất lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Trưởng Tiểu ban Giáo dục mầm non chủ trì phiên họp

Cho ý kiến tại phiên họp, các thành viên và chuyên gia, nhà quản lý đều khẳng định sự cần thiết của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non độc lập đã góp phần giảm bớt gánh nặng và tình trạng quá tải cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở nhiều địa phương, đóng góp vai trò rất lớn cho cấp học mầm non để huy động trẻ em ra lớp. Mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển của giáo dục mầm non. Trong đó, nhóm trẻ quy mô tối đa 7 trẻ hoạt động theo nhu cầu đặc biệt của cha mẹ trẻ em đã tháo gỡ khó khăn cho những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non không đáp ứng được nhu cầu đưa trẻ em đến trường.

Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống cơ sở giáo dục mầm non độc lập chưa được quan tâm sâu sát, tính toán phát triển về tổng thể quy mô của giáo dục mầm non từng địa phương. Một số địa phương chưa quan tâm, tạo điều kiện đúng mức để phát triển các trường mầm non ngoài công lập. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở nhiều địa phương được thành lập với quy mô nhỏ không đảm bảo các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhân lực quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục chưa đảm bảo dẫn đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chưa hiệu quả. 

Trong những năm qua, để tạo điều kiện phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhất là nhóm trẻ độc lập tư thục, Bộ GDĐT đã tham mưu Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ công tác quản lý và đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục mầm non độc lập, quy định cụ thể tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập để phù hợp hơn với thực tế; cải cách thủ tục hành chính; quan tâm đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. 

Đặc biệt, việc quy định cụ thể điều kiện tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ độc lập có quy mô tối đa 7 trẻ sẽ có tác động tích cực tới công tác quản lý loại hình này hiện nay đang còn thả nổi; đảm bảo công bằng về quyền lợi cho mọi trẻ em, giúp cha mẹ trẻ yên tâm công tác cống hiến cho xã hội.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, hiện cả nước có hơn 16 nghìn cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập tư thục. Các cơ sở giáo dục mầm non được thành lập theo nhu cầu của người dân, đặc biệt ở các vùng đông dân cư, phát triển nóng về khu công nghiệp, khu chế xuất. Các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục đã thể hiện vai trò to lớn trong việc nuôi, dạy trẻ mầm non.

Thứ trưởng nhấn mạnh, thực tế đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở mầm non độc lập tư thục. Tuy nhiên, cần phải tính toán các giải pháp sao cho thực sự căn cơ để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhất là đối với nhóm lớp nuôi dạy dưới 7 trẻ.

Hiện nay toàn quốc có 16.013 cơ sở GDMN độc lập dân lập và tư thục, trong đó có khoảng hơn 1200 nhóm trẻ độc lập có tối đa 7 trẻ. Tổng số nhóm/lớp là 35.552, bao gồm 14.686 nhóm trẻ, 20.866 lớp mẫu giáo; huy động: 600.175 trẻ em (nhà trẻ 216.737 trẻ, mẫu giáo 383.438 trẻ). So với tổng quy mô của cấp học mầm non, số lớp chiếm 17,3%, số trẻ chiếm 11,2%. Trong đó, trẻ nhà trẻ chiếm 24,2%, trẻ mẫu giáo chiếm 8,6% tổng số trẻ em tới cơ sở giáo dục mầm non.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates