Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực sự về các kỹ năng của thế kỷ 21, nơi mà 60% công việc trong tương lai vẫn chưa được biết đến, chúng ta cần thúc đẩy học tập và giáo dục STEAM. Hãy cùng khám phá STEAM là gì, giáo dục STEAM và STEM khác nhau như thế nào nhé!
Nội dung
Tại sao lại bổ sung thêm chữ 'A' trong STEAM?
“Nơi khoa học kết thúc, nghệ thuật bắt đầu."
Trích dẫn trên tóm tắt hoàn hảo khái niệm về học STEAM. Chữ 'A' trong STEAM là viết tắt của Nghệ thuật, làm cho nó trở thành sự kết hợp mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. STEAM nâng cao một cấp độ so với học STEM như một phương pháp giáo dục bằng cách kết hợp nghệ thuật và khoa học. STEAM nhằm mục đích củng cố nền tảng và ứng dụng của STEM thông qua nghệ thuật và thiết kế. Phương pháp học tập này không chỉ nghiên cứu các chủ đề riêng lẻ trong cấu trúc Silo, tư duy STEAM bao hàm triết lý học tập tích hợp - tương tự như học tập trong cuộc sống thực tế và giải quyết vấn đề. Giáo dục STEAM bao gồm việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ em mà chúng sẽ sử dụng trong lao động và trong cuộc sống. Trong thế kỷ 21, hiếm có công việc nào chỉ yêu cầu một kỹ năng. Ví dụ, một kiến trúc sư phải được trang bị về tầm nhìn nghệ thuật, tư duy thiết kế, kĩ năng kỹ thuật, khoa học và công nghệ.
Nói một cách đơn giản, thay vì dạy các môn học một cách riêng lẻ, STEAM tập trung vào việc học tập tích hợp và ràng buộc lẫn nhau giống với cuộc sống thực tế. Bằng cách thực hiện các nguyên tắc STEAM trong lớp học của mình, chúng ta có thể làm cho con em mình hiểu cách nghệ thuật và các môn học STEM bổ sung cho nhau như thế nào. Sự kết hợp giữa giáo dục STEAM và STEM sẽ cho phép nhiều đổi mới, sáng tạo, tư duy phản biện và giáo dục mạch lạc.
Nguồn: edmo
Sự khác nhau giữa giáo dục STEAM và STEM
STEAM có tất cả mọi thứ mà STEM có; tuy nhiên, STEAM có lợi thế hơn STEM. Dưới đây là bảng đã liệt kê những điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm giáo dục STEAM và STEM:
STEM | STEAM | |
Viết tắt của |
|
|
Dựa trên |
|
|
Đòi hỏi |
|
|
Thuận lợi |
|
|
Các chương trình STEM cung cấp cơ hội học tập dựa trên trải nghiệm; tuy nhiên, chúng chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Mặt khác, STEAM có thể thúc đẩy trải nghiệm học tập lên cấp độ tiếp theo bằng cách tích hợp các lĩnh vực này thông qua nghệ thuật. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự liên kết có chủ đích giữa các tiêu chuẩn, đánh giá, thiết kế và thực hiện bài học. Do đó, các chương trình STEAM kết hợp 4C của kỹ năng thế kỷ 21, bao gồm các kỹ năng sống cho trẻ em:
- Collaboration (Hợp tác): Làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu
- Communication (Giao tiếp): Giao tiếp, chia sẻ, thảo luận và lắng nghe ý kiến, suy nghĩ, câu hỏi và giải pháp
- Creativity (Sáng tạo): Cởi mở với trải nghiệm mới, suy nghĩ về rủi ro và nảy sinh ý tưởng
- Critical Thinking (Tư duy phản biện): Ứng dụng khái niệm, phân tích và lập luận, đồng thời tìm ra giải pháp cho các vấn đề
Nguồn: huffingtonpost.com
Làm thế nào để học tập hiệu quả dựa theo các nguyên tắc của giáo dục STEAM?
Khám phá - Tìm hiểu - Tò mò là trái tim và linh hồn của việc học STEAM. Để đặt câu hỏi chuyên sâu, tìm ra các giải pháp độc đáo và tư duy vượt trội, chúng ta phải phát triển khả năng chú ý đến các chi tiết trong môi trường học tập của trẻ. Việc khuyến khích tính ham học hỏi, giải quyết vấn đề và học tập của trẻ dựa trên quá trình có thể là những trụ cột cơ bản để tạo điều kiện thuận lợi cho hai yếu tố trên.
Tích hợp - Hòa nhập là hai khía cạnh bắt buộc phải có trong STEAM. Nghệ thuật trong STEAM không nhất thiết phải thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, những khía cạnh nghiên cứu xã hội hoặc thiết kế thẩm mỹ phải lùi bước trước các môn học khoa học. Do đó, học sinh học tập thông qua STEAM sẽ giúp chúng có thể liên kết kiến thức, tìm ra điểm chung giữa các môn học khoa học và nghệ thuật lại với nhau.
Học bằng hình ảnh và tư duy bằng hình ảnh: Những người học bằng hình ảnh có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn và sẵn sàng tiếp cận các tình huống phức tạp trong cuộc sống. Lồng ghép văn bản trong hình ảnh và khuyến khích học sinh phát triển kỹ năng hình dung có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về các khái niệm. Nội dung được giảng dạy thông qua khái niệm VISTA (Visual, Image, Sound, Text, and Animation) được lưu giữ và hiểu rõ hơn.
Nguồn: orizzontescuola.it
Ứng dụng: Vốn dĩ việc đi sâu vào các câu hỏi và lý thuyết để tìm ra giải pháp chỉ là điểm khởi đầu khi học tập. Phương pháp học áp dụng sẽ giúp xây dựng mạng lưới thần kinh tốt hơn trong não trẻ và giúp trẻ hiểu biết sâu sắc về các khái niệm, kiến thức đã học.
Giao tiếp: Nguyên tắc này có tầm quan trọng đối với cả trẻ em cũng như các người làm nghề giáo. Một kênh giao tiếp lành mạnh tạo điều kiện cho sự thấu hiểu tốt hơn, nâng cao kiến thức và cho phép khả năng sáng tạo tốt hơn. Về cơ bản, thầy cô tham gia vào việc giảng dạy là mối quan hệ 1 - 1, đây là lúc họ đặt trẻ em thông qua một cuộc đối thoại gồm các câu hỏi, làm rõ và tóm tắt vấn đề. Tóm lại, sự chia sẻ cởi mở về suy nghĩ có thể chắp cánh cho những ý tưởng và sự sáng tạo của con em chúng ta.
Bằng cách khai thác sự tò mò tự nhiên và quá trình khám phá bản thân, học STEAM có thể giúp cá nhân hóa trải nghiệm học tập của bất kỳ một đứa trẻ nào. Chúng ta phải tạo cơ hội cho con cái chúng ta, kích thích khả năng sáng tạo của chúng phát triển và khơi dậy thế giới tưởng tượng bên trong của chúng. Thay vì sự bảo bọc, chúng ta phải để con mình khám phá thế giới và để chúng tìm ra những con đường của riêng mình!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét