SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Quy định về phòng học bộ môn

 








Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm: Phòng học bộ môn; thiết bị phòng học bộ môn; yêu cầu kỹ thuật phòng học bộ môn; quản lý và sử dụng phòng học bộ môn.

2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan.


Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phòng học bộ môn là phòng học đặc thù được trang bị, lắp đặt các thiết bị dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu chương trình giáo dục.


Điều 3. Mục đích, yêu cầu


1. Thống nhất trên phạm vi toàn quốc về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng định mức, dự toán khi lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn đã có.

3. Làm căn cứ để kiểm định chất lượng, công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo các giai đoạn giáo dục cơ bản và định hướng nghề nghiệp; hình thành, phát triển cho học sinh về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học.

5. Đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành của chương trình môn học. Nâng cao hiểu quả sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng thí nghiệm, thực hành của học sinh


Chương II

QUY CÁCH PHÒNG HỌC BỘ MÔN


Điều 4. Phòng học bộ môn

1. Loại phòng học bộ môn

a) Trường tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học - Công nghệ (sử dụng chung cho các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Công nghệ), Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng;

b) Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí);

c) Trường trung học phổ thông có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Ầm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật);


3. Tên phòng học bộ môn được đặt theo tên môn học hoặc theo công năng sử dụng. Cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều phòng học bộ môn cùng môn học thì đánh thêm số thứ tự để phân biệt.


Chương III

THIẾT BỊ PHÒNG HỌC BỘ MÔN

Điều 7. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn

1. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn, bao gồm: Thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thiết bị khác.

2. Yêu cầu thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn

a) Được trang bị đầy đủ các thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học tương ứng với từng loại phòng học bộ môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Khuyến khích trang bị các thiết bị khác nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới phương pháp dạy học, ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao kỹ năng thí nghiệm, thực hành của học sinh; hỗ trợ chuyên đề dạy học, nghiên cứu khoa học và định hướng giáo dục nghề nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn được bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học, phù hợp về yêu cầu kỹ thuật, công năng sử dụng, nội dung môn học nhằm bảo đảm thuận tiện khi sử dụng, bảo quản và không làm giảm tính năng của từng phòng học bộ môn;

d) Các loại hóa chất được bố trí, sắp xếp, bảo quản riêng biệt không gây ảnh hưởng, phá hủy các thiết bị dạy học khác.

Chương V

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN

Điều 15. Quản lý phòng học bộ môn

1. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm:

a) Ban hành các văn bản quy định về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản, kế hoạch hoạt động của phòng học bộ môn và thiết bị dạy học;

b) Quy định về hệ thống hồ sơ, sổ sách và nội quy của phòng học bộ môn;

c) Xếp thời khóa biểu cho từng nội dung dạy học của từng môn học có sử dụng phòng học bộ môn hoặc có sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy trên lớp, bố trí đủ giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị, thí nghiệm phù hợp với thời khóa biểu đã xây dựng;

d) Định kỳ kiểm tra, thanh tra các hoạt động của phòng học bộ môn.

2. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động và thời khóa biểu của phòng học bộ môn theo tuần, tháng, học kì, năm học; giám sát hoạt động của phòng học bộ môn theo quy định của cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Nhân viên thiết bị, thí nghiệm chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng học bộ môn theo phân công và các quy định tại Điều 17 của văn bản này.

4. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm xây dựng nội dung các tiết học có thí nghiệm, thực hành hoặc có sử dụng thiết bị dạy học trên lớp theo yêu cầu của chương trình môn học;

5. Phối họp với nhân viên thiết bị, thí nghiệm tổ chức thực hiện các thí nghiệm, thực hành trong phòng học bộ môn hoặc mượn thiết bị để tổ chức dạy học trên lóp.

Điều 16. Sử dụng phòng học bộ môn

1. Phòng học bộ môn được sử dụng để tổ chức dạy học các nội dung về thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình môn học.

2. Phòng học bộ môn được sử dụng để tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, thực hiện giáo dục STEM.

3. Phòng học bộ môn được sử dụng để lưu giữ, bảo quản các thiết bị dạy học của các môn học tương ứng với tính chất của loại phòng học bộ môn. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn được kiếm tra, bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa, thay thế, bổ sung nếu hư hỏng. Hoá chất, vật liệu tiêu hao được bổ sung kịp thời để bảo đảm phục vụ tốt cho hoạt động dạy học; hóa chất hết hạn sử dụng được xử lý, tiêu hủy theo các quy định hiện hành.

Hằng năm, thiết bị dạy học phòng học bộ môn được kiểm kê, thanh lý theo quy định của Nhà nước.

Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn theo quy định.

3. Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn với ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 19. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn theo quy định.

3. Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn với Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở giáo dục và đào tạo.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông

1. Tham mưu cấp có thẩm quyền lập kế hoạch đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu theo quy định nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Tổ chức quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn đúng quy định.

3. Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn với phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.

Điều 21. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông có phòng học bộ môn đã được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn cơ sở vật chất trước ngày văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục theo cấp độ, mức độ đã được công nhận; khi thực hiện công nhận lại hoặc công nhận cấp độ, mức độ cao hơn thực hiện theo quy định tại văn bản này.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới phòng học bộ môn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện nếu đáp ứng các quy định tại văn bản này.

3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cải tạo phòng học bộ môn được chấp nhận khi bảo đảm diện tích không nhỏ hơn 12% diện tích phòng học bộ môn được quy định tại văn bản này.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Ghi chú


HĐND TP.HCM vừa thông qua nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập tại TP.HCM năm học 2023-2024.


Ba khoản thu khác quy định tại nghị quyết

Các khoản thu khác bao gồm: Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa; Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án được phê duyệt; Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú đều được quy định tại nghị quyết. 

Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa như: Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: 150.000 - 300.000 đồng/tháng; Tiền tổ chức dạy tăng cường môn ngoại ngữ: 100.000 - 300.000 đồng/tháng; Tiền tổ chức dạy tin học: 50.000 - 240.000 đồng/tháng; Tiền tổ chức hoạt động giáo dục các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ: 80.000 -150.000 đồng/tháng

Tiền tổ chức dạy ngoại ngữ thông qua môn toán và khoa học: 550.000 - 800.000 đồng/tháng; Tiền tổ chức dạy học nghề tại các cơ sở giáo dục thường xuyên: 10.000 đồng/tiết; Tiền tổ chức dạy bổ sung kiến thức tại các cơ sở giáo dục thường xuyên: 10.000 đồng/tiết; Tiền tổ chức nuôi dạy trẻ mầm non trong hè: 500.000 đồng/tuần.

Ở các khoản thu phục vụ cho giáo dục theo đề án, tiền tổ chức thực hiện đề án trường tiên tiến hội nhập nâng mức trần từ 1,5 triệu đồng/tháng lên mức 1,725 triệu đồng/tháng. Các khoản thu thuộc đề án khác đều giữ nguyên như mức thu các năm học trước.

Ở các khoản thu phục vụ bán trú không có nhiều thay đổi so với mức quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trước đó.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates