Quốc Kỳ, hay Hoàng Kỳ luôn là biểu trưng vĩ đại cho đất nước, dân tộc hay một triều đại trị vì. Nghiên cứu về lịch sử thì chúng ta không thể bỏ qua những lá Quốc Kỳ hay Hoàng Kỳ của Việt Nam mình. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn hình ảnh những lá cờ của chúng ta từ suốt các triều đại phong kiến cho đến ngày nay.
1.Hoàng Kỳ triều Trưng Vương (năm 40 - năm 43)
Hai Bà đã lấy Hoàng Kỳ này làm biểu tượng cho đại quân của mình đứng lên chống lại quân nhà Hán xâm lược và lấy lại quyền tự chủ cho đất Giao Chỉ.
2. Cờ triều Ngô (năm 939 - năm 965)
3. Cờ triều Đinh (năm 968 - năm 980)
Sau khi Ngô Vương mất, đất nước rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Lúc này Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn và thống nhất đất nước. Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng.
4. Cờ triều Tiền Lê (năm 980 - năm 1009)
Nhà Tiền Lê là triều đại tiếp theo nối tiếp nhà Đinh sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt nhưng đã thay đổi Hoàng Kỳ.
5. Cờ triều Lý (năm 1010 - năm 1225)
6. Cờ triều Trần (năm 1225 - năm 1400)
7. Cờ triều Hậu Lê (năm 1427 - năm 1789)
8. Cờ chúa Trịnh (năm 1540 - năm 1788)
9. Cờ chúa Nguyễn (năm 1569 - năm 1776)
10. Cờ quân Tây Sơn
11. Cờ triều đại Tây Sơn
Sau khi đăng quang Hoàng đế năm 1788, Quang Trung đặt thêm ngôi sao vàng trên nền cờ gọi là Quang Trung Đế Kỳ. Trong ý niệm người Á Đông, ngôi sao là một khối cầu với những cánh nhọn.
12. Cờ triều Nguyễn (năm 1802 - năm 1885)
Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất toàn bộ lãnh thổ và lấy tên nước là Việt Nam, đổi quốc kỳ sang lá cờ Long Tinh Kỳ như ở trên.
13. Đại Nam Đế Kỳ (năm 1885 - năm 1890)
15. Cờ Long Tinh Kỳ (năm 1920 - tháng 3 năm 1945)
16. Long Tinh Đế Kỳ (từ 11/03 đến 30/08 năm 1945)
17. Cờ quẻ Ly (từ 17/04/1945 đến 30/08/1945)
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại ủy thác cho ngài Trần Trọng Kim thành lập nội các và trở thành Thủ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Quốc kỳ mới là lá cờ hình quẻ Ly.
18. Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa (năm 1946 - năm 1948)
19. Cờ Việt Nam Cộng Hòa (năm 1949 - năm 1975)
Theo sử sách ghi lại, dưới thời trị vì của các vị Vua Hùng cũng như của An Dương Vương, đất nước chưa có chính thức tấm Hoàng Kỳ nào, có thể nói tấm Hoàng Kỳ dưới đây của Hai Bà Trưng là Hoàng Kỳ đầu tiên của dân tộc ta.
Hoàng Kỳ thời Hai Bà Trưng năm 40 đến năm 43 |
Hai Bà đã lấy Hoàng Kỳ này làm biểu tượng cho đại quân của mình đứng lên chống lại quân nhà Hán xâm lược và lấy lại quyền tự chủ cho đất Giao Chỉ.
2. Cờ triều Ngô (năm 939 - năm 965)
Sau khi Hai Bà Trưng thất bại trước quân Hán và một lần nữa bị đô hộ, rồi việc nhà Tiền Lý lên nắm quyền cai trị, sau đó là nội chiến giữa nhà họ Dương ( Dương Đình Nghệ) và họ Kiều ( Kiều Công Tiễn) thì nước ta không có lá Hoàng Kỳ nào đại diện cho đất nước. Chỉ đến khi Ngô Quyền (con rể của Dương Đình Nghệ) đánh thành Đại La giết chết Kiều Công Tiễn trả thù cho cha vợ, và đánh đuổi giặc ngoại xâm nhà Hán, tạo nên triều đại có quyền tự chủ thì một lần nữa Hoàng Kỳ lại xuất hiện dưới thời nhà Ngô.
3. Cờ triều Đinh (năm 968 - năm 980)
Sau khi Ngô Vương mất, đất nước rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Lúc này Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn và thống nhất đất nước. Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng.
4. Cờ triều Tiền Lê (năm 980 - năm 1009)
Nhà Tiền Lê là triều đại tiếp theo nối tiếp nhà Đinh sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt nhưng đã thay đổi Hoàng Kỳ.
5. Cờ triều Lý (năm 1010 - năm 1225)
6. Cờ triều Trần (năm 1225 - năm 1400)
7. Cờ triều Hậu Lê (năm 1427 - năm 1789)
8. Cờ chúa Trịnh (năm 1540 - năm 1788)
9. Cờ chúa Nguyễn (năm 1569 - năm 1776)
10. Cờ quân Tây Sơn
Khi đất nước bị chia cắt bởi giao tranh giữa Đàng Ngoài (vua Lê - chúa Trịnh) và Đàng Trong (chúa Nguyễn), thì Quang Trung đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đứng lên khởi nghĩa. Anh hùng áo vải Quang Trung xuất thân từ nông dân nên lấy cờ nền đỏ viền vàng (những cuộc khởi nghĩa nông dân thường lấy sắc cờ đỏ, tím, nâu từ trang phục thường ngày)
11. Cờ triều đại Tây Sơn
Sau khi đăng quang Hoàng đế năm 1788, Quang Trung đặt thêm ngôi sao vàng trên nền cờ gọi là Quang Trung Đế Kỳ. Trong ý niệm người Á Đông, ngôi sao là một khối cầu với những cánh nhọn.
12. Cờ triều Nguyễn (năm 1802 - năm 1885)
Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất toàn bộ lãnh thổ và lấy tên nước là Việt Nam, đổi quốc kỳ sang lá cờ Long Tinh Kỳ như ở trên.
13. Đại Nam Đế Kỳ (năm 1885 - năm 1890)
Ngay sau khi kiểm soát được nội trị Việt Nam, thực dân Pháp gây sức ép buộc vua Đồng Khánh (đăng quan năm 1885) đổi Hoàng Kỳ, lá cờ Long Tinh Kỳ trước đây bị phế bỏ vì nó được vua Hàm Nghi sử dụng làm biểu tượng phong trào Cần Vương kháng Pháp). Lá cờ mới có tên Đại Nam Đế Kỳ, với nền vàng và hai chứ Đại Nam màu đỏ nằm ngược chiều nhau.
14. Cờ Đại Nam Quốc Kỳ (năm 1890 - năm 1920)
Sau khi kế nhiệm vua Đồng Khánh năm 1889, vua Thành Thái ra sức ủng hộ các phong trào chấn hưng đất nước (Minh Tân, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục...) Vị hoàng đế có xu hướng cải cách này đã xóa bỏ lá cờ Đại Nam Đế Kỳ cũ, thay bằng lá cờ Đại Nam Quốc Kỳ, nền vàng 3 sọc đỏ. Lá cờ này được xem như "thủy tổ" của quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng màu đỏ nhạt hơn và kích cỡ ba sọc đỏ rộng hơn.
15. Cờ Long Tinh Kỳ (năm 1920 - tháng 3 năm 1945)
Năm 1920, vua Khải Định đã thay cờ vàng 3 sọc đỏ của vua Thành Thái để xoa dịu mâu thuẫn với chính phủ Pháp. Lá cờ vẫn sử dụng nền vàng, dải màu đỏ ở giữa và có kích cỡ bằng 1/2 nền vàng.
16. Long Tinh Đế Kỳ (từ 11/03 đến 30/08 năm 1945)
Hoàng quân Nhật đảo chính, gạt mọi ảnh hưởng của Pháp lên Đông Dương và tuyên bố trao trả quyền tự do cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại đọc chiếu chỉ công bố nền độc lập của nước Việt Nam - quốc hiệu là Việt Nam đế quốc, và sử dụng lá cờ Long Tinh Đế Kỳ.
17. Cờ quẻ Ly (từ 17/04/1945 đến 30/08/1945)
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại ủy thác cho ngài Trần Trọng Kim thành lập nội các và trở thành Thủ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Quốc kỳ mới là lá cờ hình quẻ Ly.
18. Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa (năm 1946 - năm 1948)
Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được tiếp quản bởi quân đội Liên hiệp Anh. Sau đó, Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một phong trào gọi là Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) đã thành lập. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với ba sọc xanh chen hai sọc trắng vắt ngang ở giữa. Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam kỳ.
Lá cờ này chỉ tồn tại được hai năm do chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (ngày 2 tháng 6 năm 1948).
19. Cờ Việt Nam Cộng Hòa (năm 1949 - năm 1975)
Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Nhiều nguồn cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1947, với ý nghĩa màu vàng và đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ", và ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét