SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Chương trình đào tạo GVÂN của MONTESSORI

 


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ÂM NHẠC VÀ PHÔI THAI TINH THẦN

Nhóm tuổi 2.5 – 6

Tiến sĩ Montessori cho biết trẻ nhỏ trải qua giai đoạn nhạy cảm với phát triển âm nhạc ở độ tuổi từ 2 đến 6. Việc phát triển khả năng âm nhạc của trẻ nhỏ không chỉ nuôi dưỡng tình yêu đối với nghệ thuật, làm phong phú cuộc sống tươi đẹp, mà thông qua âm nhạc, trẻ còn xây dựng các kỹ năng liên quan đến toán học và ngôn ngữ của mình. Để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất tiềm năng, những người lớn quanh trẻ cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng quan trọng và kĩ năng cần thiết về âm nhạc.

VMC trân trọng gửi đến các bạn chương trình đào tạo Âm nhạc và Phôi thai tinh thần – Nhóm tuổi 2.5-6 với những thông tin như sau:






MỤC TIÊU ĐÀO TẠO



  • Nắm bắt kiến thức và kỹ năng, để hỗ trợ sự phát triển âm nhạc cho trẻ theo phương pháp Montessori;
  • Hiểu và sử dụng chất liệu âm nhạc phù hợp cho trẻ;
  • Biết cách sử dụng nhạc cụ recorder để hỗ trợ trẻ trong môi trường;
  • Được hướng dẫn chi tiết để làm học cụ và giáo án cá nhân;
  • Biết cách thiết lập và vận hành môi trường âm nhạc trong ngôi nhà trẻ thơ;
  • Có tinh thần vui tươi, được tiếp thêm năng lượng, cảm hứng hơn trong quá trình làm việc với trẻ.
  • Biết được quá trình tuyệt vời với những trải nghiệm âm nhạc, những bước khám phá không ngừng nghỉ để phụng sự tự nhiên của chính bản thân trẻ.
  • GIẢNG VIÊN

    Trần Tấn Sâm (Chú Sâm) – hiện đang là chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc và giảng viên đào tạo chương trình âm nhạc Montessori tại Trung tâm Montessori Việt Nam (VMC).

    • Nhà giáo Montessori – Nhóm tuổi 2.5-6, tốt nghiệp Chương trình đào tạo Giáo viên Montessori của Trung tâm Montessori Ấn Độ (IMC);
    • Hoàn thành Khóa đào tạo Âm nhạc Montessori do Center for Montessori Teacher Education/NY tổ chức, thực hiện bởi 1 trong 3 nhà soạn nhạc Montessori của thế giới – Tiến sĩ Matilda Giampietro;
    • Tác giả Chuyện kể âm nhạc “Chuyện bầy heo của bà” và “Câu chuyện bên thùng giấy”.

    ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

    • Giáo viên, trợ tá Montessori, những người đã có kinh nghiệm làm việc với trẻ trong môi trường Mầm non Montessori, đang băn khoăn về cách triển khai chương trình âm nhạc cho các con như thế nào cho hiệu quả;
    • Giáo viên âm nhạc muốn tìm hiểu về phương pháp tiếp cận âm nhạc mới, để giúp trẻ học âm nhạc theo cách cảm thụ tốt hơn;
    • Chủ trường, quản lý trường mầm non Montessori có mong muốn thiết lập và triển khai hoạt động âm nhạc cho trường của mình;
    • Phụ huynh mong muốn nghiên cứu sâu về cách tiếp cận âm nhạc theo phương pháp Montessori để đồng hành cùng con.

    NỘI DUNG ĐÀO TẠO 

    LÝ THUYẾT CƠ SỞ

    Triết lý giáo dục và phương pháp tiếp cận

    Lý thuyết âm nhạc cơ bản

    CÁC BÀI TẬP ÂM NHẠC ĐỜI SỐNG

    Nghe nhạc

    Ca hát

    Âm nhạc và vận động

    Ngẫu hứng, sáng tạo

    CÁC HOẠT ĐỘNG  CẢM ÂM

    Bộ hộp cường độ

    Bộ chuông trường độ

    Bộ chuông cao độ

    Các nguồn âm

    Im lặng

    CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẠC CẢM

    Kỹ thuật cô lập giai điệu và các trò chơi đoán giai điệu

    Kỹ thuật cô lập tiết tấu và các trò chơi đoán tiết tấu

    Phát triển khả năng nghe trong (nội thính)

    Biến tấu và các sắc thái âm nhạc

    CÁC HOẠT ĐÔNG TRỪU TƯỢNG HOÁ

    Bộ thẻ giai điệu

    Hộp kí kiệu âm nhạc di động

    Bộ chỉ nhịp

    Bộ thẻ tiết tấu

    Thảm trọng âm

    Viết nhạc

    ÂM NHẠC TƯ DUY

    Tái khám phá

    Sáng tác

    THỰC HÀNH

    Làm học cụ, tìm học liệu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates