(Dân trí) - Cụm từ trường học phi lợi nhuận bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, với phần lớn phụ huynh, phi lợi nhuận tức là học phí rẻ. Nhưng thực tế, phi lợi nhuận không phải chỉ có vấn đề học phí.
Trường học phi lợi nhuận: Anh là ai?
Khi nhắc đến trường phi lợi nhuận, phụ huynh đều cho rằng phi lợi nhuận (non-profit – NPO) là mô hình kinh doanh không lợi nhuận hoặc hoạt động dưới hình thức làm từ thiện đơn thuần. Điều này đồng nghĩa với việc các trường học phi lợi nhuận sẽ cắt giảm học phí, hoặc chỉ thu học phí với giá rẻ, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp những dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, đây là cách hiểu không đúng và hoàn toàn sai về mặt ý nghĩa.
Điểm khác biệt giữa trường lợi nhuận và phi lợi nhuận đó là: các trường lợi nhuận thường ưu tiên về hiệu quả kinh doanh. Còn mô hình trường học phi lợi nhuận hướng tới mục tiêu đem đến một môi trường học tập chất lượng cao cho học viên với giáo viên và cơ sở vật chất tốt nhất. Các trường phi lợi nhuận hoạt động độc lập với cấu trúc sở hữu trong khi các trường lợi nhuận phải tuân theo và hướng tới kết quả kinh doanh cho cổ đông của họ, tạo ra lợi nhuận là một ưu tiên chắc chắn. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả lợi nhuận thu được sẽ được quay trở lại tái sử dụng để phát triển trường học, nâng cao chất lượng giáo dục thay vì phân chia lợi nhuận cho các cổ đông. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục tại các ngôi trường này ngày càng được nâng cao. Và đối tượng được thụ hưởng chính là học sinh và đội ngũ giáo viên của trường.
Điển hình nhất trên thế giới của mô hình trường học hoạt động phi lợi nhuận chính là Đại học Harvard. Đại học Harvard vốn nổi danh khắp thế giới bởi hệ thống giáo dục hoàn hảo gồm đội ngũ giảng viên có uy tín và những sinh viên ưu tú. Không chỉ vậy, Harvard còn là ngôi trường cực kỳ giàu có với doanh thu hàng tỷ usd.
Câu hỏi đặt ra là vì sao hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, Harvard lại giàu có tới vậy, họ kiếm tiền từ đâu? Câu trả lời là nguồn thu của trường không chỉ dựa vào học phí mà còn dựa vào những khoản kinh doanh và quyên góp. Như vậy, trường học phi lợi nhuận không phải là trường học “làm từ thiện” mà chỉ đơn giản, là dòng tiền lợi nhuận đó không được chia vào túi các cổ đông mà được quay trở lại để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất.
Việt Nam có trường phi lợi nhuận không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mô hình trường học phi lợi nhuận của họ chỉ mới xuất hiện gần đây nhờ sự thay đổi về nhận thức và khát vọng mang đến cho xã hội những giá trị tốt đẹp từ doanh nghiệp. Ngành giáo dục Việt Nam bắt đầu ghi nhận những mô hình trường học phi lợi nhuận tiêu biểu như Vinschool, RMIT, Fullbright, Unis Hà Nội…
Ngày 22/6 vừa qua, Trường liên cấp tiểu học – trung học cơ sở Vietschool Pandora (thuộc Tập đoàn BV Group) đã chính thức tuyên bố gia nhập hệ thống các trường học phi lợi nhuận nhằm mục tiêu nâng tầm chất lượng giáo dục, đầu tư tối đa cho con người, theo hướng đi mới của các hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới.
Theo đó, 100% lợi nhuận của nhà trường sẽ được sử dụng cho việc tái đầu tư nhằm liên tục nâng cấp và phát triển hệ thống, cụ thể là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, trao học bổng, tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế … Bên cạnh đó, lợi nhuận cũng sẽ được sử dụng cho các hoạt động vì cộng đồng như phối hợp với các Quỹ từ thiện trao học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó, trẻ mồ côi, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo… nhằm nuôi dưỡng tình nhân ái, tính nhân văn trong các thế hệ học sinh, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Phát biểu về chủ trương chuyển đổi sang mô hình phi lợi nhuận, đại diện Trường liên cấp tiểu học – trung học cơ sở Vietschool Pandora chia sẻ: “Quyết định chuyển đổi sang mô hình này, chúng tôi mong muốn đầu tư tối đa cho con người, giúp các học sinh hoàn thành chương trình học theo cách tốt nhất và thành công trong sự nghiệp. Với sự đầu tư bài bản và tâm huyết, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế đã được nhiều hệ thống giáo dục danh tiếng hàng đầu thế giới áp dụng, chúng tôi tin tưởng mô hình trường học phi lợi nhuận không chỉ phát huy hiệu quả tối ưu mà còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo các bậc phụ huynh – học sinh, sự quan tâm hợp tác và đồng hành của nhiều chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế.”
Ngay sau khi chuyển đổi mô hình, Vietschool công bố thành lập quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới gần 22 tỷ đồng (tương ứng gần 1 triệu USD). Quỹ học bổng có mục tiêu là nuôi dưỡng và đào tạo nên thế hệ học sinh tinh hoa. Đây là chương trình học bổng thường niên, được áp dụng bắt đầu từ năm học 2020-2021, dành riêng cho học sinh khối THCS với mục tiêu thu hút được nhiều học sinh xuất sắc, đào tạo nên những thế hệ học sinh tinh hoa và tài năng.
Không chỉ học bổng mà sau khi chuyển đổi mô hình, đời sống của giáo viên cũng sẽ được tăng lên cùng với đó, hợp tác quốc tế cũng được mở rộng. Vừa qua Trường liên cấp tiểu học – trung học cơ sở Vietschool Pandora và Tổ chức Giáo dục Pearson đã ký kết hợp tác toàn diện. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế, coi đây là một trong những hoạt động mũi nhọn, đồng thời tập trung tuyển dụng các chuyên gia, giáo viên nước ngoài và hướng tới hợp tác giao lưu, kết nghĩa với các trường uy tín ở các nước phát triển, đặc biệt là khối các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Canada … nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và hiện thực hóa sứ mệnh “đào tạo ra các công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam”.
Bên cạnh đó, Vietschool cũng dự kiến mở rộng hệ thống nhiều trường liên cấp từ mẫu giáo tới trung học phổ thông tại Hà Nội và một số tỉnh thành lớn trên toàn quốc. Việc phát triển hệ thống song song với thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế vừa tạo nên nền tảng vững chắc, vừa là bước đột phá mới, hoàn thiện hơn nữa Hệ thống Trường Vietschool, góp phần đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.
Trường Thịnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét