Tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM trong giai đoạn 2023-2026 được UBND thành phố đề xuất trên cơ sở giữ nguyên tỷ lệ điều tiết 21% như hiện nay hoặc tăng lên 23-25%...
UBND TP.HCM vừa ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, UBND thành phố sẽ tiếp tục trình Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2023-2026 trên cơ sở giữ nguyên tỉ lệ điều tiết 21% như hiện nay hoặc tăng lên 23-25%.
UBND thành phố giao Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM phối hợp với Sở Tài chính tính toán lại đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2026-2030 để tăng thu ngân sách chuyển Trung ương và tạo tiền đề để thành phố phát triển nhanh, bền vững.
Theo ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM, hiện thành phố đang gặp những khó khăn, thách thức khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật quá tải, dẫn đến tình trạng kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, không khí... ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người dân.
Năm 2022, TP.HCM đã được Quốc hội đồng ý tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại là 21%, thay vì 18% như giai đoạn 2016-2021, tương ứng gần 6.000 tỷ đồng, được thông qua tại Nghị quyết số 40 (ngày 13/11/2021).
Được coi là “đầu tàu” kinh tế của cả nước khi quy mô kinh tế TP.HCM chiếm gần 23% GDP, đóng góp 27% ngân sách. Trong năm 2021, tăng trưởng GRDP của TP.HCM ở mức âm (-) 6,78%. Với chỉ tiêu đạt được mức tăng trưởng dương từ 6 - 6,5% trong năm 2022 là thách thức lớn đối với thành phố. Do đó, tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM trong những năm tới sẽ giúp thành phố trong bối cảnh khó khăn hiện nay có thêm nguồn lực để chi tiêu, hỗ trợ người dân và thúc đẩy phục hồi kinh tế cả nước.
Năm 2021, TP.HCM thu ngân sách đạt hơn 381.531 tỷ đồng, vượt mức dự toán 4,5%. Năm 2022, Trung ương giao tổng thu ngân sách cho TP.HCM hơn 386.568 tỷ đồng, chiếm gần 25% tổng dự toán thu ngân sách cả nước.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, từ nay đến cuối năm 2022, thành phố tập trung phục hồi hoạt động sản xuất, ổn định đời sống người dân, các giải pháp gắn kết vai trò, vị trí của thành phố với liên kết vùng, đặt trong tổng thể chung của cả nước…
Giai đoạn 2, từ năm 2023 - 2025, thành phố sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, phát huy các thế mạnh để phát triển, như: trung tâm kinh tế, tài chính; trung tâm thương mại - mua sắm; trung tâm dịch vụ logistics; trung tâm du lịch; trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục…
Về giải pháp trước mắt, TP.HCM tập trung sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gói hỗ trợ từ đề án giải pháp tài khóa, tiền tệ mà Chính phủ trình Quốc hội thông qua, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch hiệu quả; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về miễn giảm thuế phí, hỗ trợ lãi suất; tăng đầu tư công cho hạ tầng giao thông, hạ tầng số.
Đồng thời, rà soát, lập danh mục toàn bộ cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng để phân loại nhà, đất thuộc phạm vi phải sắp xếp lại nhằm khai thác nguồn thu từ đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội; huy động nguồn lực xã hội thông qua các hình thức xã hội hóa, hợp tác công tư…
Năm 2022, tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội
Tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 40/2021/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 do Quốc hội ban hành.
- >> Thời hạn gửi báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ
- >> Kinh phí đào tạo ATTT với viên chức trong ĐVSN công lập
Theo đó, năm 2022 Quốc hội giao dự toán thu ngân sách, tỷ lệ % phân chia đối với các khoản thu phân chia tại TP.HCM, Hà Nội như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dự toán | TP.HCM | Hà Nội |
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn | 386.568.144 | 311.650.672 |
Thu ngân sách địa phương theo phần phân cấp | 84.121.251 | 98.939.012 |
Chia ra: | ||
+ Các khoản thu NSĐP hưởng 100% | 42.585.344 | 45.779.172 |
+ Tổng các khoản thu phân chia | 196.777.800 | 165.757.000 |
Tỷ lệ điều tiết | 21% | 32% |
Phần NSĐP được hưởng | 41.535.907 | 53.159.840 |
So với năm 2021, tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM năm 2022 được điều chỉnh từ 18% lên 21% (tăng thêm 3%), còn Hà Nội được điều chỉnh giảm từ 35% xuống còn 32%.
*Theo Luật Ngân sách nhà nước 2015, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách là tỷ lệ phần trăm (%) mà từng cấp ngân sách được hưởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách.
Xem chi tiết tại Nghị quyết 40/2021/QH15 ngày 13/11/2021.
TP HCM được giữ lại 18% ngân sách
Quốc hội đã chấp thuận phương án do Chính phủ trình là TP HCM được giữ lại 18% ngân sách so với mức 23% trước đây
Với hơn 82% tổng số đại biểu (ĐB) tán thành, Quốc hội (QH) đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017 vào sáng 14-11. Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 729.730 tỉ đồng, tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 482.450 tỉ đồng.
Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương là 902.030 tỉ đồng, trong đó dự toán 254.630 tỉ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. “Trong quá trình điều hành, bổ sung vốn đầu tư và các nguồn tài chính khác để hỗ trợ các địa phương trọng điểm thu có tỉ lệ điều tiết giảm trong giai đoạn 2017-2020, tạo điều kiện cho các địa phương này phát huy vai trò động lực kinh tế cho cả nước” - nghị quyết nêu.
Trước đó, tại báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết việc giảm tỉ lệ điều tiết để lại cho ngân sách địa phương sẽ không có động lực để địa phương phát triển. Song, UBTVQH cũng cho rằng trong bối cảnh khó khăn chung của ngân sách nhà nước hiện nay, việc Chính phủ trình tăng tỉ lệ điều tiết thu nộp của một số tỉnh trọng điểm thu về ngân sách trung ương là phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng nguồn lực để chia sẻ với các địa phương còn nhiều khó khăn.
Việc xác định tỉ lệ điều tiết để lại cho ngân sách địa phương đã căn cứ trên tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước tính theo nguyên tắc tiêu chí, định mức mới trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 về chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, bảo đảm mặt bằng chung giữa các địa phương. Các định mức phân bổ đã có hệ số và mức ưu tiên cho các địa phương điều tiết về ngân sách trung ương, đã ưu tiên phân bổ thêm số chi tính theo dân số từ 30%-70%.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét