SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

Giải pháp nào khắc phục tình trạng vừa thực vừa thiếu giáo viên.

 

Ảnh minh họa

Cả nước thiếu trên 94.000 giáo viên các cấp nhưng đồng thời cũng vẫn cần giảm khoảng 45.000 người hưởng lương ngân sách trong ngành giáo dục. Giải bài toán khó này thế nào?

Thiếu và thừa

Rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, cả nước còn thiếu trên 94.000 giáo viên, trong đó riêng bậc mầm non thiếu trên 48.700 giáo viên, tiểu học thiếu trên 20.000 giáo viên… Trong khi đó, số giáo viên thừa ở các cấp, thừa cục bộ ở một số địa phương là 10.178 người.

Cùng với đó, các địa phương còn gặp một khó khăn khác là phải thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về giảm 10% biên chế cơ quan sự nghiệp. Trong khi biên chế ngành Giáo dục thường chiếm 70-80% tổng biên chế sự nghiệp của mỗi địa phương.

Để thực hiện việc giảm biên chế, chỉ tính từ năm 2017-2020, cả nước đã giảm 2.000 trường, do sáp nhập các trường độc lập thành trường liên cấp, sáp nhập các điểm trường lẻ. Việc sắp xếp, điều chuyển giáo viên đi kèm với việc này cũng được các địa phương xử lý nhưng mỗi nơi làm mỗi khác. Theo Bộ GD&ĐT, cách làm còn chưa hợp lý, chưa sát thực tế dẫn tới việc thừa, thiếu giáo viên tồn tại.

Tình trạng tăng dân cư cơ học, di dân, đô thị hóa, những yêu cầu mới của chương trình, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1,2,6 và sắp triển khai ở các lớp tiếp theo là những yếu tố khách quan dẫn tới việc giáo viên thiếu nghiêm trọng. Nhiều nơi tồn tại tình trạng giáo viên thừa cũng nhiều nhưng thiếu cũng nhiều. Tuy vậy không thể điều chuyển giáo viên của cấp trung học cho tiểu học, mầm non hoặc yêu cầu dạy chéo môn ở những lĩnh vực không gần nhau.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Bộ GD&ĐT báo thiếu trên 94.000 nhưng Bộ Nội vụ sau khi rà soát, xem xét thì chỉ duyệt 65.000. Trước mắt sẽ bổ sung trên 27.000 biên chế giáo viên các cấp. Nhưng bà Trà cũng cho biết đồng thời ngành Giáo dục vẫn phải thực hiện các giải pháp để giảm khoảng 45.000 người hưởng lương ngân sách Nhà nước.

Năm 2019, 2 bộ đã trình Chính phủ phê duyệt bổ sung trên 20.000 biên chế giáo viên mầm non cho 14 tỉnh, thành có mức tăng dân số cơ học cao và 5 tỉnh Tây Nguyên. Con số thiếu trên 94.000 giáo viên là đã tính toán sau khi bổ sung trên 20.000 biên chế này.

Giải pháp tình thế cho việc thiếu giáo viên là việc thực hiện Nghị quyết 102/2020/NQ-CP cho phép các cơ sở giáo dục ký hợp đồng lao động dưới 12 tháng với các vị trí việc làm giáo viên trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định để có thể đáp ứng kịp thời việc thay thế giáo viên nghỉ hưu, nghỉ thai sản theo chế độ và để bố trí đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày.

Bên cạnh việc đề nghị các UBND tỉnh, thành phố xem xét ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên đạt chuẩn đào tạo, Bộ GD&ĐT cũng tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, khích lệ các trường sư phạm đào tạo theo địa chỉ, cung cấp nguồn tuyển cho các địa phương có nhu cầu.

Giải pháp nào khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: TN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates