SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

12 nhiệm vụ giáo dục trọng tâm trong năm học mới

 

Tại Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 vừa được ban hành, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.


Học sinh trong một hoạt động hướng nghiệp

Cụ thể, 12 nhiệm vụ giáo dục trọng tâm cho năm học mới như sau:

1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước về GD-ĐT:

Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GD-ĐT; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT; triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời.

Tiếp tục đổi mới quản lý về GD-ĐT theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục. Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũ nhà giáo trong các trường.

2. Chủ động phòng chống, ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh:

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổng thể của ngành giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19, bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.

Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.

3. Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành:

Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành. Đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở GD-ĐT; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, nêu cao tinh thần tương thân tương ái; nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

4. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

Tổ chức thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên các môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp trường, lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và biên chế được giao. Thực hiện kịp thời và đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30-6-2020 của Chính phủ. Đặc biệt, bố trí đủ giáo viên dạy các môn ngoại ngữ và tin học để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3.

5. Thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục:

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực GD-ĐT.

Tiếp tục thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông có học sinh bán trú, trường dự bị ĐH, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates