SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Tập huấn về dạy học Âm nhạc lớp 6 theo mô hình trường học mới Việt Nam

 

Tập huấn về dạy học Âm nhạc lớp 6 theo mô hình trường học mới Việt Nam

Tập huấn về dạy học Âm nhạc lớp 6 theo mô hình trường học mới Việt Nam

Mô hình trường học mới chú trọng khả năng tự học của học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để các em được tham gia hoạt động nhiều hơn, được trao đổi, tương tác nhiều hơn ...

Từ tháng 7 năm 2015, Bộ Giáo dục- Đào tạo triển khai tập huấn cho giáo viên cốt cán cấp tỉnh về dạy học các môn học và hoạt động giáo dục lớp 6 trên phạm vi toàn quốc. Năm học 2015-2016 có khoảng 1600 trường THCS tại các tỉnh, thành phố đăng kí tham gia dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam. Kế hoạch tập huấn môn Âm nhạc được triển khai như sau:

Thời gian

Địa điểm

Giáo viên cốt cán tỉnh, thành phố

Báo cáo viên

Từ 14.7.2015

đến 17.7.2015

Hà Nội

Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội,Yên Bái, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình

Bùi Anh Tú

Lê Anh Tuấn

Từ 21.7.2015

đến 24.7.2015

Nghệ An

Hải Phòng, Hà Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Bùi Anh Tú

Lê Anh Tuấn

Từ 28.7.2015

đến 31.7.2015

Đăk Lăk

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Đắk Nông, Đăk Lắk, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng

Hoàng Long

Bùi Anh Tú

Từ 4.8.2015

đến 7.8.2015

Cần Thơ

Bà Rịa- Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu

Hoàng Long

Bùi Anh Tú

 

So sánh một số đặc điểm giữa dạy học Âm nhạc lớp 6 hiện hành với dạy học Âm nhạc theo mô hình trường học mới Việt Nam:

Dạy học Âm nhạc lớp 6 hiện hành

 

Dạy học Âm nhạc theo mô hình trường học mới

Môn Âm nhạc

Tên

Hoạt động giáo dục Âm nhạc

Kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong Chương trình giáo dục môn Âm nhạc).

Mục tiêu

-Kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong Chương trình giáo dục môn Âm nhạc).

-Góp phần phát triển các năng lực chung và 5 năng lực đặc thù của môn Âm nhạc: hoạt động, hiểu biết, cảm thụ, sáng tạo, ứng dụng âm nhạc.

-Dạy học gắn với thực tiễn.

-Mỗi bài học có 3 tiết, ngoài ra có một vài tiết ôn tập kiểm tra.

-Mỗi tiết có từ 1 đến 3 nội dung, trong số các nội dung: Học hát, Nhạc lí, Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức, ngoài ra là một số nội dung ôn tập, ...

-Một số tiết dành cho việc ôn tập kiểm tra.

Cấu trúc nội dung

-Mỗi chủ đề có 4 bài (mỗi bài dạy trong 1 tiết).

-Mỗi tiết có từ 1 đến 3 nội dung, trong số các nội dung: Học hát, Nhạc lí, Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức, ngoài ra là một số nội dung ôn tập, ...

-Tên chủ đề được dựa trên nội dung của bài hát trong SGK.

-Mỗi nội dung được dạy theo những phương pháp đặc trưng và phù hợp.

-Nội dung thực hành thường được tiến hành theo qui trình dạy học, ví dụ về qui trình dạy bài hát gồm các bước:

Giới thiệu bài hát

Tìm hiểu về bài hát

Nghe hát mẫu

Khởi động giọng

Tập hát từng câu

Hát cả bài

Củng cố, kiểm tra

Phương pháp và hình thức

-Chú trọng khả năng tự học của HS, tạo môi trường học tập thân thiện để các em được tham gia hoạt động nhiều hơn, được trao đổi, tương tác nhiều hơn.

-Mỗi nội dung được tổ chức học tập qua 5 hoạt động:

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

C. Hoạt động luyện tập

D. Hoạt động vận dụng

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

(Qui trình dạy hát, TĐN sẽ được lồng ghép trong 5 hoạt động này)

-Mỗi hoạt động học tập cần được tiến hành với hình thức phù hợp: cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp.

-Giáo viên: SGK, sách giáo viên, giáo án, nhạc cụ, ...

-Học sinh: SGK, nhạc cụ gõ, ...

Tài liệu dạy học và phương tiện

-Giáo viên: SGK, tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục (thay cho giáo án, cần vận dụng linh hoạt), nhạc cụ, ...

-Học sinh: SGK, nhạc cụ gõ, khai thác nhạc cụ ở địa phương.

Đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong Chương trình giáo dục môn Âm nhạc.

Kiểm tra đánh giá

-Đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong Chương trình giáo dục môn Âm nhạc.

-Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

-HS tự đánh giá, đánh giá từ cha mẹ HS và cộng đồng.

 

Phân phối chương trình chi tiết hoạt động giáo dục Âm nhạc lớp 6:

TT

Tên chủ đề

Nội dung

Thời lượng

1

Hòa bình

 

-Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ

-Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh- Các kí hiệu âm nhạc; Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh

-Tập đọc nhạc: TĐN số 1

4 tiết

2

Quê hương

 

-Học hát: Bài Vui bước trên đường xa

-Nhạc lí: Nhịp và phách- Nhịp 2/4; Cách đánh nhịp 2/4

-Tập đọc nhạc: TĐN số 2- Mùa xuân trong rừng

-Tập đọc nhạc: TĐN số 3- Thật là hay

-Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi

4 tiết

3

Mái trường

 

-Học hát: Bài Hành khúc tới trường

-Tập đọc nhạc: TĐN số 4

-Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng

-Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam

4 tiết

4

Âm nhạc dân tộc

 

-Học hát: Bài Đi cấy

-Tập đọc nhạc: TĐN số 5- Vào rừng hoa

-Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến

4 tiết

 

Ôn tập, kiểm tra

Ôn tập và kiểm tra cuối Học kì I

2 tiết

5

Niềm vui tuổi thơ

 

-Học hát: Bài Niềm vui của em

-Tập đọc nhạc: TĐN số 6- Trời đã sáng rồi

-Nhạc lí: Nhịp 3/4 - Cách đánh nhịp 3/4

-Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

4 tiết

6

Biết ơn thầy cô

 

-Học hát: Bài Ngày đầu tiên đi học

-Tập đọc nhạc: TĐN số 7- Chơi đu

-Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Mô-da

4 tiết

7

Tình bạn

 

-Học hát: Bài Tia nắng, hạt mưa

-Âm nhạc thường thức: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn

-Tập đọc nhạc: TĐN số 8- Lá thuyền ước mơ

-Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc

-Tập đọc nhạc: TĐN số 9- Ngày đầu tiên đi học

-Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Chung và bài hát Lượn tròn, lượn khéo

4 tiết

8

Đoàn kết

 

-Học hát: Bài Hô-la-hê, Hô-la-hô

-Tập đọc nhạc: TĐN số 10- Con kênh xanh xanh

-Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu

4 tiết

 

Ôn tập, kiểm tra

Ôn tập và kiểm tra cuối Học kì II

1 tiết

Lưu ý

- Số tiết của mỗi bài trong Phân phối chương trình chi tiết nêu ở trên chỉ là gợi ý, không bắt buộc cứng nhắc và các trường không nhất thiết phải thực hiện đúng như trên. Các tổ (nhóm) chuyên môn dựa vào khung phân phối chương trình và căn cứ thực tế nội dung của từng chủ đề, từng bài, của từng mạch kiến thức có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và trình hiệu trưởng phê duyệt để quyết định xếp thời khóa biểu.

- Ở Học kì II, theo phân phối chương trình là 17 tiết/17 tuần nhưng vì theo kế hoạch giáo dục cả năm học là 37 tuần nên các giáo viên và nhà trường có thể bố trí 2 tuần còn lại để tổ chức ôn tập các nội dung của chương trình môn học (nếu thấy cần thiết) và tổ chức cho học sinh các hoạt động cuối năm học sao cho hiệu quả, hợp lý.

Một số hình ảnh về các lớp tập huấn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates