SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

Mối quan hệ giữa PTDH và MTDH, NDDH, PPDH, HT TCDH

 


1MỐI QUAN HỆ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VỚI CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC


HTTC DH 

MỤC ĐÍCH 

NỘI DUNG 

PHƯƠNG PHÁP 

PHƯƠNG TIỆN DH 

Hình 1. Mối quan hệ giữa PTDH với MĐ, ND, PP, HTTC DH 

1.4.1. Quan hệ của PTDH với mục đích dạy học


Mục đích được coi như biểu tượng cần đạt được của quá trình hoạt động mà chủ thể đã định trước. Nó là cơ sở định hướng đúng cho việc thực hiện nội dung, phương pháp, tìm kiếm phương tiện hoạt động của chủ thể.

Mục đích dạy học là cơ sở để chủ thể tiến hành định hướng cho việc lựa chọn phương tiện dạy học. Tính chất và đặc trưng của mục đích dạy học sẽ quy định tính chất đặc thù của việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học của chủ thể trong quá trình dạy học. 

Mục đích và PTDH luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình vươn lên chiếm lĩnh đối tượng học tập, có sự chuyển hóa giữa chúng. Bản thân các mục đích bộ phận một khi đã được thực hiện sẽ trở thành phương tiện cho viện thực hiện mục đích bộ phân tiếp theo. Mặt khác, khi chủ thể biết cách tìm kiếm để hội đủ các phương tiện cho hoạt động thì mục đích của nó mới trở thành hiện thực. 

1.4.2. Quan hệ của PTDH với nội dung dạy học


Mỗi nội dung dạy học cụ thể cần đến các phương pháp cũng như các PTDH đặc thù khác nhau để giúp thầy chuyển tải và trò lĩnh hội. Việc học sinh nắm vững chắc nội dung dạy học cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn và vận dụng một cách phù hợp có hiệu quả phương tiện dạy học tương ứng của người giáo viên.

Nói chung, các phương tiện kỹ thuật có thể được vận dụng vào để tổ chức dạy học cho nhiều nội dung dạy học khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, người giáo viên biết cách tiến hành khai thác phương tiện trong phạm vi nội dung cụ thể. Ngược lại, PTDH cũng có tác dụng chi phối sự giảng dạy nội dung dạy học tương ứng .

Có những loại PTDH chỉ thích hợp với những chuyển tải chính những nội dung dạy học xác định. Việc lựa chọn đúng các PTDH cho phù hợp với nội dung dạy học tương ứng sẽ làm tăng hiệu quả chuyển tải chính nội dung dạy học đó. 

Người giáo viên cần am hiểu mối quan hệ này để có sự sáng tạo và tích cực trong việc tìm chọn và vận dụng hợp lý các PTDH trong quá trình giảng dạy ở trên lớp.


1.4.3. Quan hệ của PTDH và phương pháp dạy học


Giữa phương pháp và phương tiện cũng có mối quan hệ qua lại tương hỗ nhau. Phương tiện hỗ trợ cho việc thực hiện các tác động của phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học khi đã được xác định sẽ cần tới sự trợ giúp của các phương tiện dạy học thích hợp, ứng với nội dung dạy học nhất định.

Để làm tăng hiệu quả vận dụng phương pháp dạy học, người ta căn cứ vào thực tiễn mà nỗ lực tư duy nhằm tìm kiếm cho bằng được các PTDH sẵn có để tiến hành thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Sự lựa chọn được các phương tiện phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tối ưu của sự vận dụng phương pháp dạy học trong quá trình dạy học cụ thể của mỗi một giáo viên.



 Cần xem xét mối quan hệ giữa PTDH với tất cả các thành tố của QTDH (xem các thành tố của QTDH – GT giáo dục học nghề nghiệp) 

1.5. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.5.1. Theo cấu tạo, nguyên lý và mục đích sử dụng

1.5.1.1. Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện 


Phương tiện dạy học có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần mềm: 

a. Phần cứng: 


Bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử... theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện này có thể là: các máy chiếu (phim, ảnh), radio, ti vi, máy dạy học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình... Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Khi sử dụng phần cứng, người giáo viên đã cơ giới hóa và điện tử hóa quá trình dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt. 

b. Phần mềm


Là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, KHKT để xây dựng nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh. Phần mềm bao gồm: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa... 

1.5.1.2. Dựa vào mục đích sử dụng 


Có thể phân loại các phương tiện dạy học thành hai loại: Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học. 

a. Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học


Bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đó có thể là: 

+ Máy chiếu, máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim... 

+ Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học...)

+ Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa ghi âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình...)

+ Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phương tiện và vật liệu thí nghiệm, máy luyện tập, các phương tiện sản xuất... 

b. Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học


Là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục. 

Phương tiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng...

Phương tiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến trình học tập, về thành tích học tập của học sinh. 

1.5.1.3. Dựa vào cấu tạo của phương tiện 


Có thể phân các loại phương tiện dạy học thành hai loại: các phương tiện dạy học truyền thống (vật thật, mô hình, tranh, ảnh, bản vẽ, bản phấn..v.v…) và các phương tiện nghe nhìn hiện đại (Radio, ti vi…) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates