SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

Mô hình dạy học ra đời trước “ Dạy học theo lý thuyết kiến tạo”.


                                   
1. Dạy học thông báo với năng lực hạn chế cá tính sáng tạo 
− Phương châm học thuật trong mô hình dạy học thông báo: cần cù bù thông minh.
− Dạy học thông báo
Mô hình dạy học cổ điển nhất, trong đó nội dung học tập là những tri thức có sẵn với cấu trúc mô phỏng các mối liên hệ tâm lý

Đặc trưng của mô hình dạy học thông báo.
+ Mục tiêu và nội dung dạy học chỉ là nhằm vào việc cung cấp cho người học những tri thức cho sẵn, được cấu trúc theo quy luật liên kết.
+ Cơ chế học tập là làm hình thành, củng cố, lưu giữ và khôi phục các mối liên tưởng. Người học sử dụng các giác quan để thu nhận các hình ảnh cảm tính; sàng lọc và liên kết các hình ảnh mới và cũ để tạo nên ý tưởng được định hướng; sử dụng các cơ chế của trí nhớ để lưu giữ hình ảnh được tri giác và các kinh nghiệm đã có nhờ liên tưởng, khôi phục các kinh nghiệm.
+ Dạy học là sự tác động vào các giác quan và trí nhớ của người học; cung cấp các sự kiện, các hình ảnh, các tri thức để người học có cảm giác, hình thành các hình ảnh; tạo ra các kích thích để người học xác lập các mối liên tưởng; giúp người học ôn luyện, củng cố và khôi phục các mối liên tưởng. 
Phương châm dạy học ở đây là cung cấp càng nhiều hình ảnh, sự kiện cho người học càng tốt, giúp người học có nhiều cơ hội tạo ra mối liên tưởng.
Đặc điểm quá trình hình thành tri thức và kỹ năng trong mô hình dạy học này
+ Sự tái hiện một cách hời hợt các thông tin. 
Goethe: Tôi ghét mọi thứ chỉ truyền đạt cho tôi mà không làm tăng thêm… phạm vi hoạt động của tôi.
+ Sơ đồ hóa kỹ năng. 
Khiến các hoạt động thường mang tính miễn cưỡng.
− Thuyết liên tưởng qua mô hình dạy học thông báo
Phương pháp thuyết trình, giảng giải trong dạy học truyền thống có cơ sở tâm lí từ lí thuyết Liên tưởng.
Cơ sở tâm lý: thông qua giác quan con người tiếp nhận thông tin về đối tượng thì cũng tiếp nhận thông tin về mối liên kết giữa các đối tượng.
+ Tâm lí được cấu thành từ các cảm giác, các cấu thành cao hơn như biểu tượng, ý nghĩ, tình cảm... là cái thứ hai, xuất hiện nhờ liên tưởng các cảm giác và các ý tưởng.
+ Điều kiện để hình thành các liên tưởng là sự gần gũi các quá trình tâm lí: ngạc nhiên; chưng hửng; vui / buồn; thất vọng…
+ Sự liên kết các cảm giác và ý tưởng để hình thành ý tưởng mới sẽ tựa hồ như sự kết hợp của các nguyên tố hóa học để tạo nên tính chất mới (sự biến đổi hình thức tổ chức cấu trúc). 
+ Các mối liên hệ bị quy định bởi sự linh hoạt của các cảm giác và các ý tưởng thành phần được liên tưởng và tần số nhắc lại của chúng trong kinh nghiệm. 
+ Các liên tưởng được hình thành theo một số quy luật: Quy luật tương tự; Quy luật nhân quả, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức và phát triển trí tuệ.
+ Sự phát triển nhận thức là quá trình tích lũy các mối liên tưởng
Tính phản diện của mô hình dạy học thông báo dựa trên lý thuyết liên tưởng:
+ Phải sử dụng khá nhiều vật liệu mới có được ý tưởng mới. 
+ Người học quá kỳ vọng vào người dạy, mà người dạy không phải lúc nào cũng thỏa mãn được kỳ vọng ấy một cách đồng thời ở tất cả đối tượng.
Nhà sư phạm biết cách hạn chế tác dụng tiêu cực của mô hình dạy học này khi kết hợp với và vận dụng phát huy mô hình dạy học tạo tác!

 2. Thuyết hành vi và mô hình dạy học điều khiển hành vi
 − Luận điểm cơ bản của Thuyết hành vi
+ Đối tượng nghiên cứu, hình thành, kiểm soát và điều khiển các hành vi của cá thể, là các phản ứng có thể quan sát và lượng hóa được từ bên ngoài, chứ không phải là các hiện tượng ý thức bên trong.
+ Quan hệ giữa tính kích thích (S) của môi trường với sự hình thành các phản ứng (R) của cá thể diễn tiến theo lược đồ nhân – quả. 
Nguyên lý chung là các kích thích nhất định sẽ tạo ra ở cá thể các phản ứng tương ứng. Do vậy, nguyên tắc nghiên cứu và hình thành các hành vi của cá thể được bắt đầu từ nghiên cứu và hình thành các kích thích từ môi trường.
+ Sự hình thành, điều chỉnh và/ hoặc làm biến mất các hành vi của cá nhân sẽ bị chi phối bởi một số yếu tố, một số quy luật, mà nội dung của chúng thường được phát biểu và khai thác với nhiều tình thái, tùy các lí thuyết khác nhau.
− Vận dụng vào hoạt động dạy học, định nghĩa khái quát về học tập là biểu hiện của phương pháp hành vi (ứng xử) nhất định trong điều kiện tác động của các kích thích cụ thể. 
Những việc làm trên và một số hành động dạy học khác của giáo viên thường được đề cập trong các mô hình dạy học dựa trên lý thuyết điều khiển hành vi.

a. Mô hình dạy học điều kiện hóa cổ điển.
+ Cơ sở sinh lí của việc hình thành hành vi là các phản ứng trong phản xạ có điều kiện cổ điển (lý thuyết I.P.Pavlov).
Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện: từ một kích thích không điều kiện dẫn đến một phản ứng không điều kiện của cơ thể. 
Nguyên lí chung của dạy học theo điều kiện hóa cổ điển là sự phản ứng R chỉ xuất hiện khi có tác động của một kích thích S nhằm đáp ứng lại kích thích đó / một kích thích bất kì sẽ mang lại một hành vi tương ứng. 
Công thức S → R. Có thể phân giải kích thích thành các thành phần S1  Sn; sẽ có R1 → Rn tương ứng. 
Việc hình thành và củng cố các hành vi được điều khiển trực tiếp bởi các kích thích. Việc duy trì hoặc làm mất các hành vi đã có bằng cách củng cố hoặc làm mất các điều kiện tạo ra kích thích.
 + Các loại điều kiện hóa cổ điển thường vận dụng trong dạy học
* Khái quát hóa: Hành vi được hình thành bởi kích thích tương tự với kích thích có điều kiện ban đầu (nếu đã học được phản ứng đèn đỏ / dừng lại ! thì sẽ có xu hướng chậm lại với các kích thích có màu đỏ);
* Phân biệt: Hình thành các phản ứng khác nhau với những kích thích gần nhau;
 * Sự dập tắt phản xạ: Làm mất phản ứng đã được hình thành bằng cách giảm hoặc làm mất kích thích không điều kiện (kích thích có điều kiện không được củng cố).
 Mô hình dạy học này giúp người học học cách hình thành các phản xạ đơn giản, chẳng hạn, năng lực tập trung chú ý, khi được giáo viên tác động kích thích.

 b. Mô hình dạy học tạo tác của B.F.Skinner
− Hành vi tạo tác
Là hành vi được hình thành từ một hành vi trước đó của chủ thể, do tác động vào môi trường và được củng cố, đóng vai trò là tác nhân kích thích.
Cơ sở tâm sinh lý của hành vi tạo tác là phản xạ tạo tác.
Trong sơ đồ cổ điển S  R, các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơ đồ tạo tác, vai trò này được chuyển vào trong hành vi củng cố (do cá thể tự tạo ra) đóng vai trò kích thích (S) trong sơ đồ S  R. 
Có thể diễn đạt mối quan hệ này bằng lược đồ S → r/ s → R.
Lược đồ làm cơ sở của đường lối dạy học tích cực, hướng vào người học.
− Đặc trưng của dạy học hành vi tạo tác
+ Cá thể tự tạo ra hành vi cho mình, tức là người học tự tạo ra hành động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình: học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học
Dấu hiệu nhận biết tính chủ động của việc học: Mức 1, nhu cầu định nghĩa đối tượng; Mức 2, hiểu biết phương thức tổ chức đối tượng; Mức 3, hiểu ý nghĩa, hàm ý/ thông điệp của đối tượng; Mức 4, hiểu giá trị…
+ Việc học tập được thiết kế bởi nội dung chứa đựng các yếu tố lựa chọn theo hướng củng cố phản ứng thành công và loại trừ các phản ứng không phù hợp (thử và sai).
Công thức kích thích ® củng cố ® hành vi lặp lại theo cơ chế thử – sai. (Củng cố / thỏa mãn nhu cầu nhận thức làm nảy sinh nhu cầu mới).
Từ công thức này, kết hợp với phương pháp thử sai: công nghệ hành vi / công nghệ dạy học chương trình hóa, vơi ưu điểm cơ bản.
* Đáp án đúng được củng cố ngay tức thì;
* Logic tài liệu cho phép sự kiểm soát..., trong đó một số vấn đề sẽ phụ thuộc vào kết quả trả lời vấn đề trước (sẽ diễn ra sự kiểm soát bên trong và bên ngoài người học);
* Tiến độ thực hiện hành vi bộ phận nhanh / chậm tùy thuộc vào khả năng mỗi người, nhưng kết quả cuối cùng ở mỗi người đều đạt được như nhau. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates