Các biện pháp đặt hợp âm và chọn tiết điệu cho ca khùng
Nguyễn Vũ Minh Quý [*]
Môn Đàn phím điện tử là một môn học trong chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật ở nước ta. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng dạy học môn Đàn phím điện tử trong các nhà trường chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên nói riêng và nhu cầu của xã hội nói chung. Chất lượng dạy học của môn Đàn phím điện tử phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có việc dạy học đặt hợp âm và chọn tiết điệu. Do vậy, khi dạy học các nội dung này, cần quan tâm các vấn đề như sau:
Thứ nhất, về việc đặt hợp âm cho ca khúc
Xác định giọng
Cần xác định giọng của ca khúc, cụ thể là cần xác định ca khúc đó được viết ở giọng nào. Mặc dù điều này học sinh được học ở môn Lý thuyết Âm nhạc, tuy nhiên có một số người học còn lúng túng không nhận biết xác định giọng khi bài được chuyển giọng hay gặp nhiều dấu hóa bất thường, cho nên trước khi dạy soạn đệm đàn, phải hướng dẫn người học cách xác định giọng.
Đặt hợp âm cho ca khúc
Đặt hợp âm hay nói cách khác là viết hòa thanh cho bài hát là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tiến hành đệm hát. Để viết hòa thanh cho bài hát yêu cầu người học phải có kiến thức về hòa thanh, sự cảm thụ âm nhạc, sự linh hoạt và sáng tạo trên nền tảng cái cơ bản để bài đệm không chỉ đúng mà cần phải hay nhằm mang lại sự phong phú cho người nghe vì mỗi bước đi hòa thanh khi vang lên sẽ tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đặt hợp âm cho ca khúc không chỉ có một kiểu duy nhất mà có thể có nhiều kiểu khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của người soạn. Âm nhạc cổ điển phương Tây không dùng kí hiệu hợp âm mà chỉ kí hiệu công năng như T, S, D... nên có thể sử dụng hệ thống kí hiệu hợp âm của nhạc nhẹ. Có một số cách viết khác nhau, ví dụ như hợp âm 3 trưởng có 4 cách: C, CM, CMA, CMaj đều nghĩa là hợp âm đô trưởng.
Cách sử dụng hợp âm
- Sử dụng hợp âm cho ca khúc theo phong cách châu Âu
+ Sử dụng các hợp âm chính:
Trong âm nhạc cổ điển phương Tây, các hợp âm bậc I, IV, V(7) là các hợp âm chính của điệu thức trưởng và thứ. Có một số ca khúc, nhất là ca khúc thiếu nhi có thể sử dụng một cách khá hiệu quả chỉ với 3 hợp âm này.
Đối với giọng trưởng: Lấy giọng G-dur ( Sol trưởng) làm mẫu
Hợp âm ba chính: I (G) - IV (C) - V (D)
+ Sử dụng các hợp âm phụ:
Ngoài các hợp âm chính thì sử dụng các hợp âm phụ soạn phần đệm sẽ làm phong phú màu sắc cho giai điệu chính, ca khúc thêm cuốn hút và hấp dẫn hơn.
Ở giọng G dur ta sẽ có các hợp âm chính là: I (G) - IV (C) - V(7) (D(7)) thì các hợp âm phụ là: II (Am), III (Bm), VI (Em), VII(7) (F#dim7 ).
Có nhiều cách để tiến hành đặt hợp âm cho giai điệu, ta có thể tìm hiểu một số cách tiến hành hợp âm thường dùng sau đây:
- Đặt hợp âm theo ô nhịp
Thông thường, hợp âm được đặt ở phách mạnh đầu ô nhịp và mỗi ô nhịp có thể là 1 hợp âm, cũng có trường hợp nhiều hơn 1 hợp âm trong một ô nhịp hoặc vài ô nhịp chỉ sử dụng 1 hợp âm.
Khi đặt hợp âm theo ô nhịp cần xem trong mỗi một ô nhịp đa số các âm thuộc về hợp âm nào của giọng thì lựa chọn hợp âm đó. Đây là lối tiến hành theo chiều dọc và là cách tiến hành khá đơn giản cho người mới học đệm. Bước đầu nên tập luyện với ca khúc thiếu nhi hay ca khúc có giai điệu đơn giản.
- Đặt hợp âm theo chiều ngang
Đặt hợp âm theo ô nhịp là cách đặt theo chiều dọc, song nếu chỉ có vậy thì đôi khi hiệu quả không đẹp mà cần phải chú ý tới tuyến giai điệu chiều ngang, nghĩa là mối liên quan giữa các hợp âm với nhau.
Một số vấn đề khác khi đặt hợp âm
Trong một ca khúc có thể có nhiều cách để đặt hợp âm, cách đặt hợp âm như trên không phải là duy nhất, tùy theo thẩm mỹ từng người mà cách đặt hợp âm cho một ca khúc sẽ khác nhau, vấn đề là nó có hiệu quả hay không. Ngoài việc đặt hợp âm theo ô nhịp (tương quan chiều dọc) và theo mối tương quan chiều ngang của hợp âm thì cần chú ý một số vấn đề như sau: Những bài có nhịp độ chậm, dàn trải và ở ô nhịp có các nốt ngân dài, có thể đặt nhiều hơn 1 hợp âm trong 1 ô nhịp (không phải ô nhịp nào cũng nhiều hợp âm vì còn phụ thuộc vào giai điệu) và ngược lại, bài có nhịp độ nhanh có thể vài ô nhịp sử dụng 1 hợp âm.
Thứ hai, việc chọn tiết điệu (Style)
Những vấn đề cần chú ý khi chọn tiết điệu
Việc tiến hành chọn tiết điệu/style cho bài đệm cần phải được thực hiện ngay sau khi xác định giọng, tempo và thể loại của bài hát đó. Cây đàn phím điện tử được cài đặt bộ Style vô cùng phong phú nên khi đệm bất kì một bài hát nào, người đệm đàn có nhiều sự lựa chọn tiết điệu sao cho phù hợp với tính chất và nhịp độ của bài hát.
Đa số các ca khúc thường được tác giả sáng tác bằng những loại nhịp như: 2/4, 3/4, 3/8, 4/4, 6/8. Mỗi loại nhịp có thể ứng dụng nhiều loại tiết tấu khác nhau.
Chọn tiết điệu/style theo số chỉ nhịp:
- Loại nhịp 2 phách (2/2, 2/4) dùng tiết điệu/style: Polka, Disco, Conntry, March …
- Loại nhịp 3 phách (3/4, 3/8) dùng tiết điệu/style: Waltz, Boston…
- Loại nhịp 4 phách(4/4)dùng tiết điệu/style: Cha cha cha, Rumba...
- Loại nhịp 6 phách (6/8) dùng tiết điệu/style: Slow rock, Boston…
Loại nhịp
Loại nhịp là một trong những yếu tố để xác định tiết điệu. Các loại nhịp được hình thành từ trường độ của các nốt nhạc và dấu lặng được phân chia đều đặn trong từng ô nhịp với một độ dài nhất định. Có rất nhiều loại nhịp khác nhau và những tác phẩm là ca khúc thông thường sử dụng một số loại nhịp đơn, nhịp phức như: 2/4; 4/4; 3/4; 3/8; 6/8; ít ca khúc sử dụng nhịp hỗn hợp 5/4, 7/4... và nhịp biến đổi.
Nhịp độ (tempo)
Nhịp độ là sự chuyển động nhanh hay chậm của tác phẩm (một phần của tác phẩm), nó là yếu tố giúp người đệm đàn có thể xác định rõ tính chất âm nhạc có cảm xúc vui, buồn hay mạnh mẽ, dí dỏm... nếu không quan tâm đến nhịp độ của bài có thể sẽ làm hỏng ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời chưa phản ánh đúng phong cách thể loại âm nhạc.
Trên đàn phím điện tử đã định sẵn mỗi tiết điệu tương ứng với loại nhịp và tốc độ khác nhau, có thể chia thành một số nhóm (dĩ nhiên cách chia này chỉ mang tính tương đối vì có những tiết tấu có thể sử dụng được ở nhóm nhanh và cũng có thể sử dụng được ở nhóm vừa). Sau khi người đệm đàn nắm được nhịp độ của từng điệu, có thể điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp với tính chất của ca khúc và thực hiện đệm.
Chọn tiết điệu cho một số ca khúc cụ thể
Âm hình điệu Walt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét