SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Khởi nghiệp giáo dục với các ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng

 

Giáo dục đào tạo luôn là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp sáng tạo ở lĩnh vực này lại không nhiều. Trên thực tế, “mảnh đất” giàu tiềm năng này vẫn được khai phá hoàn toàn. Nếu bạn nghiêm túc đầu tư, sử dụng cái tâm và tầm để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, bạn hoàn toàn có thể thu hoạch được thành công ngoài mong đợi. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn một số ý tưởng kinh doanh giáo dục hiệu quả, giúp bạn thành công khởi nghiệp giáo dục..

I. Tiềm năng khởi nghiệp giáo dục

Tiềm năng khởi nghiệp giáo dục

Tiềm năng khởi nghiệp giáo dục

1. Nhu cầu thị trường

Phần lớn các bậc phụ huynh học sinh ở Việt Nam đều dành nhiều sự quan tâm đến việc học tập của con. Theo khảo sát, trung bình mỗi gia đình Việt dành đến hơn 40% thu nhập để đầu tư cho việc học tập, phát triển các kỹ năng của trẻ. Việc đưa con đến các lớp học thêm, các lớp bồi dưỡng, các lớp học ngoại ngữ hay các chương trình hoạt động ngoại khóa trở nên cực kỳ phổ biến.

Không chỉ riêng với các bạn học sinh nhỏ tuổi, nhu cầu học tập của người trưởng thành cũng không ngừng gia tăng. Sinh viên, lao động mới ra trường, lao động có kinh nghiệm làm việc,… đều muốn học tập, cập nhật thêm những kiến thức, kỹ năng mới để có cơ hội nâng cao vị trí, tiếp cận với cơ hội và mức đãi ngộ cao hơn.

2. Mô hình giáo dục vẫn còn hạn chế

Nhìn nhận trên mặt bằng chung, mô hình giáo dục tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này: thứ nhất là do cách thức triển khai, cập nhật xu hướng giáo dục vẫn còn chậm và thiếu linh hoạt; thứ hai, cơ sở vật chất thường xuyên trong tình trạng quá tải; và sau cùng là vấn đề định hướng nghề nghiệp không thực sự hiệu quả.

Những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không được tiếp cận phương pháp giáo dục phù hợp, làm thiếu hụt nền tảng kiến thức. Giáo dục đại học nhiều khi không cung cấp đủ kỹ năng cần có để đảm nhiệm công việc, chức trách được giao phó. Bởi vậy, rất nhiều người lựa chọn đi học thêm bên ngoài để củng cố, bổ sung những phần kiến thức, kỹ năng cần thiết.

II. Ưu điểm – Hạn chế của khởi nghiệp giáo dục

Ưu điểm - Hạn chế của khởi nghiệp giáo dục

Ưu điểm – Hạn chế của khởi nghiệp giáo dục

1. Ưu điểm khi lựa chọn khởi nghiệp giáo dục

Chính nhờ những tiềm năng sẵn có của thị trường, việc phát triển hoạt động khởi nghiệp giáo dục sẽ đem lại rất nhiều cơ hội phát triển. So với nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới nổi khác thì giáo dục là lựa chọn có tính ổn định, lâu dài và đen đến thành quả thực sự nổi bật.

2. Hạn chế khi lựa chọn khởi nghiệp giáo dục

Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực đặc thù. Khách hàng – hay chính là học sinh, học viên chỉ tìm đến bạn khi bạn có đủ uy tín, chất lượng. Bởi vậy, đầu tư ở lĩnh vực này cần có sự bài bản và dài hạn, ít nhất là trong khoảng 5 năm. Khả năng bứt phá và tăng trưởng nhanh chóng ở lĩnh vực này rất khó có thể xảy ra.

III. Các ý tưởng khởi nghiệp giáo dục

1. Nền tảng dạy học trực tuyến

Nền tảng dạy học trực tuyến

Nền tảng dạy học trực tuyến

Giáo dục trực tuyến là ý tưởng khởi nghiệp mang đến nhiều tiềm năng nhất ở lĩnh vực này. Nhờ sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng các nền tảng trực tuyến để tổ chức các khóa học online trở nên đơn giản, phổ biến và đem lại nguồn lợi kinh tế.

Bạn có nhiều lựa chọn khác nhau để “tham gia” vào lĩnh vực này:

  • Cung cấp nền tảng: Bạn sẽ đầu tư vào việc xây dựng nền tảng website với các tính năng, đặc trưng và thiết kế dành riêng cho việc tạo lập, tổ chức và tham gia các khóa học online.
  • Cung cấp khóa học, nội dung giảng dạy: Bạn sẽ lựa chọn một tảng có sẵn trên thị trường và đưa lên đó các khóa học, nội dung cho bản thân thiết kế, giảng dạy. Thông thường, các khóa học này sẽ bao gồm cả chương trình học, tài liệu, slide bài giảng và video dạy học.
  • Thiết kế ứng dụng học tập: Bạn sẽ dành thời gian nghiên cứu và thiết kế các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ học viên, học sinh có thể học tập, tham gia các khóa học thuận tiện và dễ dàng hơn.

2. Gia sư online

Gia sư online

Gia sư online

Gia sư online là một hình thức mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây và hình thức khởi nghiệp giáo dục này vẫn chưa thực sự phổ biến. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này sẽ đảm nhiệm vai trò tìm kiếm, kết nối người có nhu cầu dạy và người nhu cầu học tập, thường là theo mô hình 1 kèm 1 trong mỗi tiết học để đảm bảo chất lượng giảng dạy và khả năng nâng cao trình độ của học viên.

Các lớp học với gia sư online hiện nay chủ yếu thông qua một số phương tiện hỗ trợ như Skype, Facetime, GG Docs, GG Drive,… Nếu bạn dự định phát triển theo định hướng này, bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu và thúc đẩy một phần mềm, ứng dụng hiệu quả hơn cho việc tổ chức các lớp học online với gia sư dạy kèm.

3. Kinh doanh sách, tài liệu tham khảo, ebook

Sách in ở các lĩnh vực đặc thù, chuyên ngành hoặc các đầu sách kỹ năng thường khó tiếp cận với số đông do các vấn đề chi phí, khả năng phân phối. Phần đông người đọc thường lựa chọn tìm kiếm tài liệu qua các nguồn online, những nguồn có chi phí thấp hơn và khả năng tiếp cận đơn giản, thuận tiện hơn.

Thói quen của người tiêu dùng sẽ mang đến cho bạn một cơ hội tiềm năng để phát triển công việc kinh doanh của mình. Thay vì các loại sách báo truyền thống, bạn có thể đi theo con đường sản xuất, kinh doanh các loại tài liệu tham khảo, ebook online cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, các tài liệu này hoàn toàn có thể bán kèm với các khóa học có chung lĩnh vực.

4. Mở trung tâm, học viện online

Mở trung tâm, học viện online

Mở trung tâm, học viện online

Trung tâm, học viện, các lớp học trực tuyến… là mô hình kinh doanh giáo dục quen thuộc và phổ biến hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu điểm như tạo sự tin tưởng, đem đến sự hướng dẫn trực tiếp và hiệu quả hơn cho một số môn học đặc thù như giao tiếp ngoại ngữ, thiết kế, hội họa, giúp quá trình tương tác với học viên được duy trì đều đặn,… Thế nhưng, khi đầu tư mở trung tâm, học viện bạn sẽ cần đầu tư một khoản kinh phí khá lớn. Đồng thời, bạn cũng phải chú tâm nhiều hơn đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và dành nhiều thời gian cho việc quản lý, điều hành.

5. Tổ chức các lớp ngắn hạn, sự kiện đào tạo

Trong trường hợp này, bạn sẽ chỉ tổ chức các khóa học ngắn hạn trong phạm vi 1 -3 buổi, hoặc mở các khóa dạy theo mô hình workshop, sự kiện trò chuyện chuyên đề. Các lớp học này sẽ chỉ tập trung vào 1 số đề tài cụ thể, được nhiều người quan tâm nhất. Doanh thu của bạn sẽ đến từ việc bán vé tham dự.

Với mô hình này, bạn sẽ cần liên hệ được với những diễn giả, giáo viên, giảng viên uy tín trong ngành để thu hút sự quan tâm của người tham dự. Bên cạnh đó, đội ngũ của bạn cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến tổ chức sự kiện, hội thảo. Nhìn chung, ý tưởng kinh doanh này ở lĩnh vực giáo dục sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức chuẩn bị và nguồn vốn đầu tư lớn nhưng lại có mức độ cạnh tranh khá cao trên thị trường.

6. Doanh nghiệp xã hội ở lĩnh vực giáo dục

Doanh nghiệp xã hội là các doanh nghiệp sử dụng phần lớn lợi nhuận của mình để đầu tư và phát triển các dự án, hoạt động vì mục tiêu chung của cộng đồng, xã hội. Nguồn cung của các doanh nghiệp xã hội ở lĩnh vực giáo dục  bao gồm cả những khoản quyên góp, hỗ trợ tài chính từ các tổ chức giáo dục đào tạo và có thể là kinh doanh các sản phẩm liên quan

Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội vẫn chưa có một vị thế vững chắc tại Việt Nam, khung pháp lý và giải pháp hỗ trợ, phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp xã hội chưa hoàn thiện đầy đủ. Nguồn tài chính cho các doanh nghiệp xã hội cũng chưa thực sự ổn định.

IV. Kinh nghiệm khởi nghiệp giáo dục

1. Tìm hiểu thị trường

Tìm hiểu thị trường

Tìm hiểu thị trường

Hoạt động, kinh doanh ở lĩnh vực nào cũng cần phải hiểu rõ thị trường. Dù thị trường kinh doanh giáo dục rất rộng lớn nhưng nhu cầu lại cực kỳ đa dạng và gần như không có bất kỳ doanh nghiệp nào có đủ khả năng tiếp cận với tất cả các nhóm khách hàng. Nhiệm vụ hàng đầu của bạn là cần xác định đâu là nhóm khách hàng mình hướng đến, điều gì khiến họ quan tâm hứng thú và giá trị khác biệt mà bạn có thể mang lại cho khách hàng.

Khi nhận diện đầy đủ các đặc điểm về nhóm khách hàng, bạn sẽ có phương án tốt nhất để cải thiện chất lượng của sản phẩm, dịch vụ giáo dục cũng như tìm được cách tiếp cận khách hàng hiệu quả.

2. Phối hợp cơ quan quản lý

Do đặc trưng của ngành nghề, khi bắt đầu đặt chân vào khởi nghiệp giáo dục bạn sẽ cần cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và hoàn thành tất cả các giấy tờ, thủ tục cần thiết. Nhất là trong trường hợp bạn dự định mở trung tâm, cơ sở giáo dục, hãy tìm hiểu đầy đủ về những thủ tục pháp lý cần hoàn tất để được công nhận và bắt đầu hoạt động dễ dàng.

3. Chiến lược truyền thông

Ở thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, bạn cần phải xuất hiện trước mắt khách hàng với một hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy để tạo dựng niềm tin, thu hút khách hàng lựa chọn các dịch vụ, sản phẩm giáo dục mà bạn cung cấp. Vì vậy, bạn cần đầu tư đúng mực cho các hoạt động marketing online và offline.

4. Xây dựng website

Xây dựng website giáo dục - trường học - cơ sở đào tạo

Xây dựng website giáo dục – trường học – cơ sở đào tạo

 

Nếu bạn lựa chọn đầu tư xây dựng các nền tảng dạy học trực tuyến thì thiết kế website trường học, giáo dục chắc chắn là yếu tố không thể qua. Tuy nhiên, với tất cả những hình thức, mô hình hoạt động khác, bạn vẫn sẽ cần một trang web để xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo lập niềm tin với khách hàng, đồng thời xây dựng cơ sở vững chắc để triển khai các hoạt động truyền thông, marketing online.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates