SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

OEM là gì? Những điểm đáng lưu ý về hàng hóa mang nhãn OEM

Thanh Hoàng20/11/2020


Hiện nay, các sản phẩm OEM rất phổ biến trên thị trường. Vậy OEM là gì? Các đặc điểm của hàng OEM là gì? Và hàng OEM có những lợi thế gì? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây!

Xem nhanh


1. OEM là gì?

2. Các đặc điểm đáng chú ý của hàng OEM

2.1 Giá cả thường "mềm" loại hàng thông thường

2.2 Ràng buộc đối với bên nhập hàng - đặt hàng

3. Lợi thế của hàng OEM

3.1 Đối với công ty sử dụng hình thức kinh doanh theo mô hình OEM

3.2 Đối với người mua hàng OEM

3. Lợi thế của hàng OEM

1. OEM là gì?

OEM (viết tắt của Original Equipment Manufacturer - Nhà sản xuất thiết bị gốc). OEM thường được dùng để chỉ các sản phẩm được công ty sản xuất làm theo yêu cầu (thông số kỹ thuật, thiết kế,...) được đặt trước bởi một công ty khác.

Có thể hiểu đơn giản, hàng OEM là những sản phẩm được sản xuất bởi một công ty và được bán ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đã đặt làm sản phẩm.

Có thể từ trước đến giờ bạn chưa biết, một ví dụ điển hình của OEM đó chính là Apple và Foxconn. Foxconn là tập đoàn chuyên sản xuất các thiết bị, linh kiện, bộ phận cho các công ty, trong đó có Apple. Apple chỉ có vai trò thiết kế và phân phối những chiếc iPhone của mình.




Có phải bạn đang thắc mắc các sản phẩm OEM thì khác gì so với những sản phẩm khác phải không? Phần 2 sẽ tiết lộ bí mật đấy!

2. Các đặc điểm đáng chú ý của hàng OEM

2.1 Giá cả thường "mềm" loại hàng thông thường

Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh theo mô hình OEM chính là ở khâu sản xuất. Với hình thức OEM, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm đáng kể chi phí ở công đoạn sản xuất. Nhờ vậy mà những sản phẩm OEM thường có giá thấp hơn so với những mặt hàng thông thường.

Tuy nhiên, với iPhone đều này không hoàn toàn đúng.


2.2 Ràng buộc đối với bên nhập hàng - đặt hàng

Trong quá trình sản xuất các mặt hàng OEM, bên nhập hàng và bên đặt hàng phải đảm bảo 2 yêu cầu chính quan trọng nhất, đó là:

- Bên nhập hàng OEM phải cung cấp những thông tin cho nhà sản xuất về số lượng sản phẩm muốn đặt, những yêu cầu đối với sản phẩm và phải báo trước dưới dạng là hợp đồng sản xuất và đơn đặt hàng. Từ đó, giúp nhà sản xuất OEM lên kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm báo đủ và đúng về số lượng cũng như chất lượng mà bên đặt hàng yêu cầu.

- Nhà đặt hàng (nhà sản xuất) không được tự ý đưa hàng OEM ra thị trường với dạng mua bán theo từng linh kiện rời rạc, riêng lẻ. Theo như quy định, bên sản xuất chỉ được phép chỉ được lắp rắp và bán ra thị trường sản phẩm khi sản phẩm đã được hoàn thiện.




2.3 Có 2 thành phần tham gia chính

Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng OEM, đều có sự liên quan của 2 thành phần tham gia chính, đó là:

- Công ty cung cấp nguồn của các mặt hàng sản phẩm.

- Công ty đặt hàng sản xuất các hàng hóa sản phẩm.

3. Lợi thế của hàng OEM

3.1 Đối với công ty sử dụng hình thức kinh doanh theo mô hình OEM

- Công ty có thể triển khai và đưa ra nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau.

- Dễ dàng thử nghiệm nhiều sản phẩm, ý tưởng kinh doanh để những sản phẩm đó có thể thâm thập nhanh chóng vào thị trường.

- Công ty sẽ cắt giảm được một phần chi phí đầu tư ban đầu.

3.2 Đối với người mua hàng OEM

- Những sản phẩm thường được sản xuất bởi các nhà sản xuất uy tín, vì thế dù cho giá thành có thấp hơn nhưng phải công nhận rằng hàng OEM có chất lượng rất tốt.

- Độ bền cao.

- Các bộ phận của các sản phẩm OEM đều có tuổi thọ cao.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates