SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

Làm sao để các bé tìm hiểu và yêu thích piano, guitar?

 


Làm sao để các bé tìm hiểu và yêu thích piano, guitar?
(PLO)-Ấn phẩm giáo dục âm nhạc (phiên bản tiếng Việt) đến từ nhà xuất bản Alfred Music đã giải đáp câu hỏi cho nhiều phụ huynh về hành trình đến với piano, guitar của con trẻ.

Tổ chức giáo dục âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn Á châu (AMPA Education)  vừa công bố hợp tác với nhà xuất bản hàng đầu thế giới Alfred Music cho ra mắt các ấn phẩm giáo dục âm nhạc (phiên bản tiếng Việt) đến từ nhà xuất bản Alfred MusicLà đơn vị độc quyền mang các ấn phẩm giáo dục âm nhạc từ nhà xuất bản Alfred Music đến Việt Nam, giai đoạn đầu, AMPA Education ra mắt các ấn phẩm sách phiên bản tiếng Việt: Thư viện giáo trình piano căn bản của Alfred (Alfred's Basic Piano Library do Willard A. Palmer, Morton Manus và Amanda Vick Lethco viết): với 2 phiên bản dành riêng cho lứa tuổi mầm non và tiểu học; Phương pháp chơi guitar cổ điển cơ bản (Basic Classical Guitar Method do Scott Tennant viết); Hát như nói - Chương trình huấn luyện thanh nhạc toàn diện (Singing for the Stars do Seth Riggs viết).Quá trình học piano là một hành trình khá dài và không đơn giản. Độ tuổi bắt đầu với môn học thường khoảng 4 đến 5 tuổi. Ở độ tuổi này, học viên nhỏ cần những sự tiếp cận phù hợp với sự tiếp thu đặc trưng cho lứa tuổi. Chính vì thế, cách trình bày như hình minh họa hấp dẫn và lượng kiến thức trong cuốn sách đầu tiên rất quan trọng mang tính gợi mở cho các bé trong hành trình đầu tiên của môn học. Cách dạy thầy nói, trò nghe và thực hiện lại đã không còn phù hợp trong thời đại ngày nay.

Làm sao để các bé tìm hiểu và yêu thích piano, guitar? - ảnh 1

Những ấn phẩm về âm nhạc của Alfred có cách chuyển tải tiếng Việt phù hợp cho độ tuổi nhỏ, đặc biệt có giáo trình theo độ tuổi phù hợp như bé 5 tuổi có giáo trình khác, trẻ 6, 7 tuổi lại có giáo trình khác nữa vì mỗi độ tuổi có một mức độ tiếp thu khác nhau. Ngoài ra, Alfred còn nghiên cứu rất kỹ về khung tay của trẻ, vì trong giai đoạn này trẻ chưa phát triển nhiều về cơ xương bàn tay, kích cỡ tay khá nhỏ cho nên phải thiết kế bài học thật phù hợp khi luyện tập.Khi hiệu đính ra phiên bản Việt, đối tác Việt Nam cũng cân đối giữa hình ảnh minh họa, kích cỡ nốt nhạc, bài học có tính hứng thú để trẻ thấy được sự phong phú trong âm nhạc, các bài học cũng được thiết kế theo cấp độ khó dần dần để tăng mức độ luyện tập và hiểu biết của các con.

Làm sao để các bé tìm hiểu và yêu thích piano, guitar? - ảnh 2

Bà Ngô Kim Thủy, Giám đốc kinh doanh sách quốc văn, Công ty TNHH Bán lẻ Phương Nam chia sẻ về thị trường sách âm nhạc Việt Nam, rằng: "So với các nhánh sách khác tại nhà sách Phương Nam, đầu sách âm nhạc, kể cả sách nghiên cứu hay hồi ký âm nhạc thật sự không nhiều. Hiện nay chỉ khoảng 500 đầu sách và không có đầu sách mới. Các giáo trình piano là những giáo trình rất cũ, và ấn bảo cũ trong khi thị trường sách thiếu nhi tại Việt Nam giờ rất đẹp, không thua kém các nước trong khu vực mà giáo trình rẻ hơn rất nhiều. Khi AMPA Education xuất bản sách âm nhạc của NXB Alfred tại Việt Nam, đây là một đột phá lớn trong giáo trình dạy nhạc cho trẻ em. Hiện nay có một thực tế: thị phần sách âm nhạc rất phỏ nhưng người Việt Nam rất yêu âm nhạc, nhu cầu học nhạc lớn nhưng các đầu sách âm nhạc tại Việt Nam không nhiều. Trước đây muốn đặt mua sách rất khó khăn, chi phí sách đã cao, chi phí mang sách về Việt Nam cũng cao. Nếu giờ sách được in tại Việt Nam sẽ rất phù hợp cho người dùng, người kinh doanh ngành sách cũng rất vui khi thấy sách âm nhạc nay đã được xuất bản tại Việt Nam".

Làm sao để các bé tìm hiểu và yêu thích piano, guitar? - ảnh 3

 

Bà Phạm Doãn Hà My, Giám đốc Điều hành AMPA Education, cho rằng: "Khi khuyến khích con dùng sách có bản quyền, đó là cách khuyến khích con tôn trọng chất xám của người khác. Đây vấn đề rất thực tế và kinh tế vì nếu sách rất đẹp nhưng giá thành cao thì cũng không thể đến gần người sử dụng".

THIÊN PHÚC - Ảnh: Alfred Music 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates