SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

Tư duy của trẻ mầm non và những điều bố mẹ cần biết

 

Trí não & Nhận thức - 11/01/2020

Mỗi một giai đoạn, trẻ sẽ có những thay đổi rất lớn về mặt tư duy, nhận thức. Vậy tư duy của trẻ mầm non sẽ có những đặc điểm gì, bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn 3-6 tuổi được coi là nền tảng cho nhận thức sau này. Việc hiểu và nắm rõ sự phát triển tư duy của trẻ mầm non sẽ giúp bố mẹ có định hướng cụ thể trong việc nuôi dạy trẻ.

1. Tư duy của trẻ mầm non

  • Tư duy là gì?

Để hiểu rõ tư duy của trẻ mầm non, bố mẹ hiểu được sơ bộ khái niệm tư duy là gì. Tư duy là thể hiện quá trình nhận thức của con người ở trình độ cao về thế giới qua các khái niệm, suy lý và phán đoán.

Hiểu một cách đơn giản hơn tư duy chính là quá trình giúp não bộ có thêm nhận thức về thế giới khách quan thông qua các hoạt động thực tiễn.

  • Tư duy của trẻ mầm non là gì?

Tư duy của trẻ mầm non chính là quá trình tìm hiểu, nhận thức những đặc điểm mới, những sự liên hệ giữa sự vật, hiện tượng ở thế giới khách quan mà trước đó trẻ chưa biết. Ở trẻ mầm non, các hoạt động tư duy bao gồm hoạt động lý thuyết và các thao tác thực tiễn nhằm định hướng nhận thức.

Tư duy của trẻ mầm non là quá trình nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ.
Tư duy của trẻ mầm non là quá trình nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ.

2. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mầm non

Nếu ở giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ tập trung tư duy trực quan - hành động thì ở giai đoạn mầm non, tư duy của trẻ có những bước tiến nhất định. Sau khi tiếp xúc với đồ vật trong thời gian dài, trẻ bắt đầu hiểu cách thức hoạt động của đồ vật, là tiền đề để chức năng kí hiệu nảy sinh. Đây là bước nhảy vọt cho thấy trẻ đắt bắt biết tư duy trực quan hình tượng.

Xem thêm: 6 cách giúp trẻ phát triển tư duy phản biện

Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non đó là tư duy trực quan hình tượng.
Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non đó là tư duy trực quan hình tượng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tư duy của trẻ mầm non

Sự phát triển tư duy của trẻ được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm cả chủ quan và khách quan bao gồm:

  • Di truyền: Các yếu tố di truyền là những thuộc tính sinh học mà bố mẹ truyền sang cho con cái. Di truyền đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ nhỏ.
  • Phương pháp giáo dục: Giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo. Không chỉ giúp cải thiện những thiếu hụt trong yếu tố gen, giáo dục còn giúp phát huy những thế mạnh khác, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy.
  • Mức độ tích cực hoạt động của trẻ: Vận động hay vận động là cách trẻ tương tác với thế giới xung quanh. Những hoạt động như cầm, nắm, phân tích các món đồ vật xung quanh chính là cách thức để trẻ học hỏi và khám phá mọi thứ. Các hoạt động trẻ tham gia càng nhiều và phong phú, trẻ sẽ thu nạp được nhiều thông tin.

4. Các loại hình tư duy của trẻ mầm non

Tư duy của trẻ mầm non được chia thành với những đặc điểm như:

  • Tư duy trực giác: Trẻ có tư duy trực giác sẽ học hỏi được tốt nhất khi trẻ hiểu được những câu hỏi “tại sao” xoay quanh các ý tưởng, khái niệm, cũng như những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
  • Tư duy phản chiếu: Với những trẻ có tư duy phản chiếu, trẻ sẽ tiếp thu tốt nhất khi có thời gian để suy nghĩ về những gì mình đã nhìn thấy, nghe thấy hoặc đọc được. 
  • Tư duy tuần tự: Với những trẻ có lối tư duy tuần tự, trẻ sẽ tiếp thu được tốt nhất khi trẻ có thể thấy các bước hoặc sự logic của những ý tưởng, khái niệm. 
  • Tư duy tổng quan: Trẻ có tư duy tổng quan sẽ tiếp thu tốt nhất khi có thể nhìn được bức tranh tổng quan, tức là thấy toàn bộ thông tin cùng lúc. 

Có 4 loại hình tư duy của trẻ mầm non.
Có 4 loại hình tư duy của trẻ mầm non.

5. Bố mẹ nên làm gì để giúp phát triển tư duy của trẻ mầm non

6 năm đầu được coi là “giai đoạn vàng” của phát triển não bộ. Chính vì thế, để giúp trẻ hoàn thiện khả năng tư duy ngay từ bây giờ, bố mẹ nên:

  • Xây dựng phát triển não bộ khỏe mạnh: Ngay từ giai đoạn này, bố mẹ nên định hướng cho trẻ theo hướng tích cực, xây dựng một não bộ khỏe mạnh. Ngoài việc cung cấp đủ các nguồn dinh dưỡng có hàm lượng cao như DHA, ARA, bố mẹ còn cần chú trọng việc giáo dục trẻ, giúp trẻ hoàn thiện não bộ hơn.
  • Chú trọng phát triển tư duy: Trong giai đoạn mầm non, bố mẹ nên dạy trẻ nhiều hơn về thế giới xung quanh và cho trẻ tham gia càng nhiều hoạt động phát triển trí tuệ càng tốt. Đặc biệt, hãy luôn sẵn sàng trả lời và giải thích cặn kẽ những câu hỏi mà trẻ đưa ra.
  • Khuyến khích trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh: Trên thực tế, trẻ nhỏ vốn rất tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh. Chính vì vậy, điều bố mẹ nên làm đó kích thích có định hướng để trẻ thu nạp thông tin hiệu quả hơn.

Bố mẹ hãy luôn ở bên trong quá trình phát triển tư duy của trẻ nhé.
Bố mẹ hãy luôn ở bên trong quá trình phát triển tư duy của trẻ nhé.

Quá trình phát triển của trẻ sẽ trở nên ý nghĩa hơn nếu có bố mẹ ở bên và đồng hành. ODP.com mong rằng với bài viết này, bố mẹ đã có thể hiểu biết về tư duy của trẻ mầm non và tìm ra phương pháp nuôi dạy con phù hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates