SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

Học thuyết phản xạ có điều kiện của Paplov


Pavlov có đề tài nghiên cứu về vấn đề tiết dịch vị. Mỗi khi ăn, thức ăn vào dạ dày sẽ tiết ra một lượng lớn dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn, Pavlov đã tiến hành thí nghiệm trên chó, ông muốn biết đại não truyền đạt mệnh lệnh cho dạ dày như thế nào?

Một hôm Pavlov và trợ lý tiến hành thí nghiệm tiết dịch vị đối với chú chó già đã được thuần dưỡng nhiều năm. Con chó đã sống ở trong phòng thí nghiệm rất nhiều năm, nó quen tất cả các nhân viên làm thí nghiệm ở đây. Chó là loại vật rất hiểu tính người, người nuôi chó hàng ngày đem thức ăn cho chúng nên những chú chó ở đây đều biết người nuôi chúng.

Chú chó già nói trên rất thông minh, nó biết Pavlov là lãnh đạo ở đây nên tỏ ra rất quấn quýt ông. Chú được đưa lên đứng trên bục thí nghiệm, từng giọt dịch vị chảy ra và được đưa vào trong một cái khay thông qua một ống dẫn. Phòng thí nghiệm im phăng phắc đến mức nghe được cả tiếng thở nhè nhẹ. Một giờ trôi qua, nhân viên làm thí nghiệm vừa quan sát vừa ghi chép. Dịch vị của chó tiết ra bình thường, mỗi phút khoảng 25 giọt.

Bỗng ngoài cửa vọng vào tiếng bước chân của  nhân viên nuôi chó, rồi người nhân viên này bê thức ăn của chó đi qua cửa phòng thí nghiệm, bước chân xa dần rồi mất hẳn.

Lúc đó nhân viên thí nghiệm phát hiện dịch vị của chó tiết ra tăng lên, mỗi phút khoảng 100 giọt. Hiện tượng này trước lúc đó chưa từng xảy ra, nhân viên phòng thí nghiệm ngạc nhiên nhìn xung quanh nhưng không thấy gì lạ. Họ đành mời Pavlov đến để báo cáo với ông hiện tượng kỳ lạ này. Pavlov nghe xong rất ngạc nhiên, ông cẩn thận quan sát phòng thí nghiệm nhưng cũng không phát hiện ra điều gì khác thường nữa, từ lúc đó trở đi ông đắm chìm vào suy nghĩ.

Khi mọi người đang suy nghĩ chưa tìm ra được nguyên nhân thì họ lại nghe thấy bước chân của nhân viên nuôi chó từ xa vọng lại, anh đã cho chó ăn xong. Lúc người nhân viên đem thức ăn cho chó đi qua cửa thì Pavlov và các nhân viên phòng thí nghiệm lại phát hiện dịch vị của chó tiết ra tăng lên rất nhiều. Nhân viên thí nghiệm bỗng hiểu ra và nói với Pavlov rằng vừa rồi vì có nhân viên nuôi chó đi qua cửa nên dịch vị của chó mới tiết nhiều lên như vậy.

Pavlov nghĩ, lẽ nào dịch vị của chó tiết ra lại tăng nhiều lên như vậy, hiện tượng này có liên quan tới bước chân của người nuôi chó chăng? Để xác định lại điều này, Pavlov đã nói với người nuôi chó cứ 15 phút đi qua lại cửa phòng thí nghiệm một lần, làm 3 lần như thế.

Người nhân viên nuôi chó nghe Pavlov nói thấy lạ, nhưng anh ta vẫn làm theo đúng yêu cầu của ông. Pavlov và nhân viên thí nghiệm vui mừng phát hiện ra rằng cứ mỗ lần nhân viên nuôi chó đi qua trước cửa phòng thí nghiệm là dịch vị của chó lại đột nhiên tăng lên nhiều. Pavlov nghĩ: "Tiếng bước chân của người nuôi chó gắn liền với sự xuất hiện thức ăn, lâu dần nó và thức ăn có một quan hệ đặc biệt thông qua cái đầu của con chó, tức là bước chân của người nuôi chó có thể thay thế cho thức ăn. Tiếng bước chân ấy vang lên chó biết ngay là thức ăn sắp được đưa tới, thông qua thần kinh đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết nhiều dịch vị ra".

Từ phát hiện này, Pavlov nghĩ đến bất kỳ một loại tín hiệu nào như tiếng chuông, ánh sáng, tiếng còi,... Chỉ cần nó gắn liền với sự xuất hiện của thức ăn một thời gian liên tục nào đó, thì chắc chắn nó cũng sẽ có hiệu quả như vậy.

Hôm sau, Pavlov nói với người nuôi chó khi mang thức ăn cho chó phải lắc chuông trước. Sau đó 1 tháng, cách huấn luyện này đã có kết quả sơ bộ, tin này đã làm cho rất nhiều người thích thú, mọi người đều đến tham quan và nhìn thấy đến giờ cho chó ăn chỉ cần lắc chuông tất cả các con chó ở đây đều mừng cuống quýt, tranh nhau đến máng thức ăn đợi người cho ăn đến.

Nhưng thí nghiệm này chỉ có tác dụng với những chú chó làm thí nghiệm đã được huấn luyện lâu dài, còn với những chú chó mới sinh ra và chưa qua huấn luyện thì không được. Pavlov cho rằng đây là một loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài, ông gọi nó là "phản xạ có điều kiện" của động vật.

Sau này Pavlov còn đi sâu nghiên cứu về những vấn đề này đồng thời đã viết ra tác phẩm nổi tiếng của mình. Vì những thành tựu này Pavlov nhận được giải thưởng Nobel. Pavlov biết rằng khoa học và vô hạn, ông vẫn phải tiếp tục phấn đấu không mệt mỏi cho nó.

"Khoa học yêu cầu ở mỗi người phải có tinh thần làm việc hết sức khẩn trương và sự nhiệt tình to lớn".
-- Pavlov --


 


Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của động vật bậc cao, lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga  I. P. Paplôp (tên tiếng Nga: Ива́н Петро́вич Па́влов) thông qua các thí nghiệm với chó và được công bố năm 1897. Phương thức phản xạ này cũng xảy ra ở người.[1][2][3][4]

Từ nguyên và nội hàm[sửa | sửa mã nguồn]

Phản xạ có điều kiện là thuật ngữ dịch từ tiếng NgaУсло́вный рефле́кс do chính I. P. Paplôp đề xuất, dùng để chỉ loại phản xạ chỉ có thể có sau khi cá thể động vật nào đã được tập luyện, hoặc trải qua, mặc dù sinh ra chưa có; còn cá thể nào không trải qua học tập thì không thể có.[2][5]

Ngoại diện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thuật ngữ "phản xạ có điều kiện" hiện được dùng phổ biến ở Nga, Việt Nam,...[3][4] Đã có một thời gian khá dài, các tư tưởng của Paplôp họp thành "học thuyết phản xạ có điều kiện" hoặc "học thuyết Paplôp", được giảng dạy phổ biến trong nhiều trường học của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  • Sau đó, trải qua hơn nửa thế kỷ, sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại - tuy vẫn công nhận cống hiến của Paplôp - đã dẫn đến các học thuyết khác cũng về sự hình thành tập tính của động vật, cũng "có điều kiện", v.v.[6][7] nên khái niệm "phản xạ có điều kiện" này còn được gọi là "có điều kiện kiểu Paplôp" (conditioning Pavlovian) hoặc "có điều kiện cổ điển" (Classical conditioning) ở nhiều nước phương Tây.

Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng cuối những năm 1890, Pavlov nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó bằng cách quan sát sự tiết dịch vị của chúng, sau đó ông tính toán và phân tích dịch vị của chó và phản xạ của chúng dưới các điều kiện khác nhau. Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo hiệu sự xuất hiện của thức ăn. Sau này Pavlov đã xây dựng lên định luật cơ bản mà ông gọi là "phản xạ có điều kiện" dựa trên hàng loạt thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó. Nhưng thí nghiệm này chỉ có tác dụng với những chú chó làm thí nghiệm đã được huấn luyện lâu dài, còn với những chú chó mới sinh ra và chưa qua huấn luyện thì không 

được. Pavlov cho rằng đây là một loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài, ông gọi nó là "phản xạ có điều kiện" của động vật. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu không được củng cố thường xuyên.

Sau này Pavlov còn đi sâu nghiên cứu về những vấn đề này đồng thời đã viết ra tác phẩm nổi tiếng của mình. Vì những thành tựu này, ông đã nhận được giải thưởng Nobel năm 1904 (Nobel Prize in Physiology or Medicine).[8]

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates