SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Bài giảng Kiểm tra đánh giá môn âm nhạc THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh


NHỮNG NĂNG LỰC CỦA MÔN ÂM NHẠC 


Năng lực là gì? Là sự tổng hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ và các giá trị, để thực hiện những nhiệm vụ và tình huống thực tiễn. 

Tại sao phải dạy học theo định hướng phát triển năng lực? -HS dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. -Nội dung học tập sẽ là môi trường, là bối cảnh để phát triển năng lực, khi đó nội dung học tập trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. -Tránh quá tải. 

  • Giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam lựa chọn những năng lực nào1. Thực hành âm nhạc 2. Hiểu biết âm nhạc 3. Cảm thụ âm nhạc 4. Trình diễn âm nhạc 5. Sáng tạo âm nhạc Cơ sở để lựa chọn những 5 năng lực trên: 
  • Đặc trưng của hoạt động âm nhạc (chủ yếu là thực hành).
  • Kế thừa kết quả chương trình giáo dục âm nhạc hiện hành (thực hành, hiểu biết, trình diễn).
  •  Tham khảo về trọng tâm giáo dục Âm nhạc của một số nước (cảm thụ, sáng tạo). So sánh về trọng tâm giáo dục Âm nhạc giữa Việt Nam và một số nước Chương trình giáo dục Âm nhạc Anh quốc, 1999 Kiến thức, kĩ năng và hiểu biết (Knowledge, skills and understanding): -Kiểm soát âm thanh thông qua ca hát và chơi nhạc cụ- kĩ năng thực hành. -Sáng tạo và phát triển ý tưởng âm nhạc- kĩ năng sáng tạo. 
  •  -Đáp ứng và xem xét- kĩ năng đánh giá. -Lắng nghe, áp dụng kiến thức và hiểu biết. Chương trình giáo dục Âm nhạc Mỹ (Massachusetts), 1999. 
  • Các tiêu chuẩn (Standards) -Ca hát. -Đọc nhạc. -Chơi nhạc cụ. -Ngẫu hứng và sáng tạo. -Phân tích. 
  • Mục đích và ý nghĩa trong nghệ thuật. -Vai trò của các nghệ sĩ trong cộng đồng. -Khái niệm về phong cách, ảnh hưởng và thay đổi phong cách. -Sáng chế, công nghệ và nghệ thuật -Kết nối các liên ngành Chương trình giáo dục Âm nhạc Canada (Quebec), 2004 Các năng lực (Competencies) -Năng lực 1: Tạo ra tác phẩm âm nhạc -Năng lực 2: Thực hiện tác phẩm âm nhạc -Năng lực 3: Biết thưởng thức tác phẩm âm nhạc Chương trình giáo dục Âm nhạc Phần Lan, 2004 Các mục tiêu (Objectives) -Hát, chơi nhạc cụ theo nhóm và cá nhân. -Nghe âm nhạc một cách tích cực và chăm chú. -Hiểu sự đa dạng của thế giới âm nhạc. -Trình diễn âm nhạc, với vai trò hành viên của 1 nhóm nhạc. 
  • Đánh giá, phê bình về các thể loại và phong cách âm nhạc. -Hiểu ý nghĩa các yếu tố trong âm nhạc. -Sáng tạo và biểu diễn âm nhạc. Chương trình giáo dục Âm nhạc Việt Nam, 2006 Các nội dung -Học hát -Âm nhạc thường thức -Nhạc lí -Tập đọc nhạc Chương trình giáo dục Âm nhạc Hàn Quốc, 2007 Các nội dung (Contents) -Hoạt động âm nhạc (ca hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc, sáng tạo…)
  • Hiểu biết về âm nhạc (kiến thức nhạc lí và đời sống âm nhạc…) -Ứng dụng âm nhạc (trong và ngoài nhà trường…) Chương trình giáo dục Âm nhạc Pháp, 2008 Kiến thức, kĩ năng và thái độ 1. Cảm nhận âm nhạc, xây dựng văn hóa 1.1. Lắng nghe, khám phá và xác định đặc tính của âm thanh và âm nhạc 1.2. Lắng nghe và nghiên cứu các tác phẩm để hình thành nền văn hóa âm nhạc và nghệ thuật cho bản thân 2. Thực hành âm nhạc 2.1. Trình diễn và sáng tạo âm nhạc 2.2. Các dự án phát triển năng lực âm nhạc và nền văn hóa nghệ thuật của học sinh 
  • Chương trình giáo dục Âm nhạc Singapore, 2008 Các mục tiêu (Objectives) O1: Hát và chơi nhạc cụ theo giai điệu, bằng hình thức cá nhân hoặc nhóm O2: Sáng tác và ứng tác âm nhạc O3: Lắng nghe để mô tả và đánh giá âm nhạc O4: Phát triển sự hiểu biết về các yếu tố, khái niệm âm nhạc O5: Phân biệt, tiếp nhận âm nhạc từ nhiều nền văn hóa, nhiều thể loại O6: Hiểu được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày Chương trình giáo dục Âm nhạc Canada (Ontario), 2009 Các mạch (Strands) 
  • Sáng tạo và biểu diễn -Phản ánh, ứng phó và phân tích -Hình thức và bối cảnh văn hóa Đặc điểm chung về giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông ở các nước, đó là giáo dục thông qua các hoạt động: -Ca hát -Chơi nhạc cụ -Đọc nhạc -Nghe nhạc -Cảm thụ -Trình diễn -Sáng tạo -Ứng dụng… 
  • Mối liên hệ giữa các năng lực âm nhạc Mỗi năng lực âm nhạc đều có sự liên kết chặt chẽ với năng lực khác, chúng không thể phát triển độc lập hoặc tách rời nhau, ví dụ: - HS có năng lực thực hành âm nhạc chỉ khi vận dụng chúng trên cơ sở của lí thuyết. - Năng lực hiểu biết âm nhạc phải được củng cố qua một số bài tập thực hành. - Năng lực cảm thụ âm nhạc chỉ phát triển khi HS có hiểu biết về âm nhạc. - Năng lực trình diễn âm nhạc là phần nâng cao của thực hành, ngoài ra còn có sự kết hợp với thái độ, hứng thú hoặc tinh thần trách nhiệm của HS, ... - Năng lực được coi như đường phát triển..sẽ đạt năng lực ở từng mức độ khác nhau, như cao, trung bình, thấp. Những biểu hiện cụ thể của năng lực âm nhạc 
  • Thực hành âm nhạc Khái niệm: HS ca hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, nhảy múa, để tạo ra âm thanh và môi trường âm nhạc. -Hát đúng tư thế, hát tự nhiên, tập lấy hơi và hát rõ lời. -Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. -Hát cùng mọi người và có thể hát một mình. -Luyện tập những cách hát tập thể như: hòa giọng, nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, ...  -Hát kết hợp các hoạt động như: vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, trò chơi, vận động và nhảy múa, ... -Thể hiện đúng tiết tấu của bài TĐN. -Đọc đúng giai điệu bài TĐN. -Đọc nhạc cùng mọi người và có thể đọc một mình. -Luyện tập những cách đọc nhạc như: nối tiếp, đối đáp, ... -Đọc nhạc kết hợp các hoạt động như: vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, trò chơi, ...
  • Hiểu biết âm nhạc Khái niệm: HS tìm hiểu, nhận thức về lí thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc (các loại nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, hình thức và thể loại, tác giả và tác phẩm, các vấn đề khác của đời sống âm nhạc, ...). -Biết tên bài hát và tác giả, biết nội dung hoặc thể loại bài hát. -Biết cấu trúc của bài hát (một đoạn, hai đoạn, ...). -Biết tên bài TĐN và tác giả. -Nói đúng tên nốt nhạc trong bài TĐN. -Nêu khái niệm, đặc điểm hoặc tính chất của một số kiến thức nhạc lí. Vận dụng được kiến thức vào các bài hát, bài TĐN, bài tập nhạc cụ. -Giải thích tác dụng kiến thức nhạc lí trong các bài hát, bài TĐN. -Sử dụng đúng một số thuật ngữ âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, cao độ, trường độ, sắc thái, ... -Kể tên một số nhạc cụ đã học, nêu một vài đặc điểm của chúng. -Nêu vai trò của nhạc cụ trong âm nhạc. -Nhận biết hình dáng và âm sắc của nhạc cụ-Biết sơ lược tiểu sử và sáng tác âm nhạc của một số nhạc sĩ tiêu biểu. -Nêu đóng góp của nhạc sĩ cho nền âm nhạc. -Nhận biết một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. -Biết tên, tác giả hoặc xuất xứ của tác phẩm âm nhạc (ca khúc hoặc nhạc không lời). -Nêu một vài đặc điểm của tác phẩm, về chủ đề, nội dung hoặc thể loại âm nhạc. 
  • Cảm thụ âm nhạc Khái niệm: HS tiếp nhận và rung động trước vẻ đẹp..những điều sâu sắc, tinh tế, những giá trị nổi bật trong âm nhạc, thông qua 4 yếu tố: biết lắng nghe, biết lựa chọn, biết bình giải, biết tôn trọng. -Nghe và phân biệt được âm sắc của một số nhạc cụ. -Nghe và phân biệt được một số loại giọng hát như: giọng hát thiếu nhi và người lớn, giọng đơn ca, song ca hoặc tốp ca, ... -Nghe và vẽ mô tả đường chuyển động của nét giai điệu. -Nghe và thực hiện bài tập thẩm âm, tiết tấu. -Nghe và phân biệt được bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ (lớp 8, 9). -Lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp với sở thích. Biết bình luận, giải thích về một vài đặc điểm của tác phẩm. -Nhận xét về hoạt động thực hành âm nhạc của các bạn đúng hoặc sai. -Nhận xét về một tác phẩm âm nhạc được trình bày với những phong cách khác nhau, với hình thức khác nhau (đơn ca, song ca, tốp ca, ...), với phương tiện khác nhau (thanh nhạc hoặc khí nhạc), ... -Nhận xét về sản phẩm sáng tạo âm nhạc của các bạn. -Tôn trọng những người hoạt động âm nhạc. -Có thái độ tích cực khi lắng nghe, khi luyện tập và thực hành âm nhạc. 
  • Trình diễn âm nhạc Khái niệm: HS thể hiện khả năng ca hát, chơi nhạc cụ, nhảy múa, ... trước mọi người. -Trình bày hoặc biểu diễn bài hát trước mọi người trong hoặc ngoài lớp học, theo các hình thức như: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, ... -Trình bày hoặc biểu diễn bài hát kết hợp các hoạt động như: vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, trò chơi, vận động và nhảy múa, ... -Thể hiện sự hứng thú, tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia trình diễn. Sáng tạo âm nhạc Khái niệm: HS thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của mình thông qua các hoạt động âm nhạc và một số lĩnh vực liên quan.. Sáng tạo động tác nhảy múa. -Viết lời mới cho bài hát hoặc bài TĐN. -Dàn dựng và trình bày bài hát. -Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ, câu chuyện hoặc vở kịch. -Vẽ tranh minh họa cho bài hát hoặc câu chuyện âm nhạc. -Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu. -Tự làm dụng cụ học tập Âm nhạc. -Sáng tạo và tổ chức trò chơi âm nhạc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates