SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp.

 


TTO - ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ thí điểm tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp hai ngành quản trị kinh doanh (DBA) và quản lý giáo dục (EdD) trong năm nay.

ĐH Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng - Ảnh 1.

PGS.TS Vũ Phan Tú giới thiệu chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng tại hội thảo giới thiệu chương trình này hồi tháng 9-2018 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Sau hơn 2 năm xây dựng đề án, dự kiến năm 2021, ĐH Quốc gia TP.HCM nghiên cứu thí điểm triển khai chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng cho ngành quản trị kinh doanh và quản lý giáo dục. Dựa trên kết quả thí điểm, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ nghiên cứu mở rộng cho các ngành khác.

Theo lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM, đây là những ngành đã được đào tạo phổ biến trên thế giới nên đại học này có thể tham khảo kinh nghiệm tại các trường đại học uy tín. Việc nghiên cứu đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển một loại chương trình đào tạo mới, đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học nói chung và đào tạo tiến sĩ nói riêng. Từ đó, ĐH Quốc gia TP.HCM có thêm điều kiện để phát huy thế mạnh đa ngành, thực hiện nhiệm vụ "gắn kết và phục vụ cộng đồng".

PGS.TS Vũ Phan Tú - trưởng ban sau đại học ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết trên thế giới đào tạo tiến sĩ theo hai hướng: nghiên cứu và ứng dụng. Nhưng tại Việt Nam hiện chỉ có một loại chương trình đào tạo tiến sĩ và một loại bằng tiến sĩ.

"Đây là chương trình học tập và nghiên cứu bậc cao, vừa đáp ứng tiêu chuẩn của trường đại học để nhận bằng tiến sĩ, vừa đáp ứng những nhu cầu cụ thể của nghề nghiệp. Tuy nhiên, cả nước vẫn chưa có cơ sở giáo dục đại học nào đào tạo trình độ tiến sĩ định hướng ứng dụng.

Xuất phát từ nhu cầu đào tạo sâu chuyên môn của các nhà quản lý và từ thực tiễn đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng của các nước, ĐH Quốc gia TP.HCM đã nghiên cứu xây dựng chương trình này triển khai thí điểm. Hiện ĐH Quốc gia TP.HCM đã hội nhập, xếp hạng cao trong khu vực và quốc tế, các chương trình tiến sĩ ứng dụng là phù hợp với thế giới và nhu cầu tại Việt Nam", ông Tú nhấn mạnh.

Theo đề án, các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng giúp phát triển năng lực người học để tạo ra những đóng góp quan trọng trong nghề nghiệp thông qua hoạt động nghiên cứu. Đối tượng của chương trình là những người làm việc thực tế, có kinh nghiệm chuyên môn. Người học sẽ áp dụng việc nghiên cứu của mình để giải quyết các vấn đề thực tế, có những đóng góp mới cho thực tiễn, tạo ra những thay đổi trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Theo đó chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp gồm 35-45 tín chỉ các môn học, 45-55 tín chỉ luận án. Thời gian đào tạo là 3-5 năm (toàn thời gian) và 4-7 năm (bán thời gian). 

Điều kiện tốt nghiệp: giống các chương trình đào tạo tiến sĩ nhưng phải có một dự án giải quyết vấn đề thực tế trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.


 

ĐHQG-HCM SẼ THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGHỀ NGHIỆP

  •  22/09/2018 
  • Đó là khẳng định của PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM tại Hội thảo thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp do ĐHQG-HCM tổ chức vào sáng 22/

    Tham dự hội thảo có đại diện Bộ GD&ĐT, các trường thành viên ĐHQG-HCM cùng gần 100 đại biểu trong và ngoài nước. Hội thảo là dịp để các đại biểu trao đổi ý kiến đóng góp cho ĐHQG-HCM hoàn thiện đề án trước khi thí điểm chương trình đào tạo.

    Học vị cho người làm việc thực tế

    Theo Hội đồng Giáo dục ĐH Anh, chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng là chương trình học tập và nghiên cứu bậc cao, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn của trường ĐH để nhận bằng tiến sĩ, vừa đáp ứng các nhu cầu cụ thể về nghề nghiệp, phát triển năng lực cá nhân để làm việc trong môi trường nghề nghiệp cụ thể.

    Chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng đầu tiên được xây dựng tại ĐH Toronto, Canada, vào năm 1894 về lĩnh vực giáo dục. Hiện nay, có hơn 1.000 chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp tại các trường ĐH trên thế giới.

    PGS.TS Vũ Phan Tú - Trưởng Ban Sau đại học ĐHQG-HCM cho biết ĐHQG-HCM đang nghiên cứu để triển khai thí điểm chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp, trường học, đơn vị quản lý. Bước đầu, ĐHQG-HCM sẽ nghiên cứu áp dụng cho hai ngành Quản trị kinh doanh và Quản lý giáo dục với thời gian đào tạo 3-5 năm toàn thời gian và 4-7 năm bán thời gian.

    “Các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực người học để tạo ra những đóng góp quan trọng vào thực tế nghề nghiệp thông qua nghiên cứu khoa học” - PGS.TS Vũ Phan Tú chia sẻ.

    Trưởng Ban Sau đại học ĐHQG-HCM cho hay chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp hướng vào đối tượng người học là những người làm việc thực tế, có kinh nghiệm chuyên môn, có nhu cầu phát triển nghề nghiệp. Đề tài nghiên cứu trong các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng liên quan trực tiếp đến thực tế nghề nghiệp của người học, bắt nguồn từ lĩnh vực nghề nghiệp.

    Vì thế, kết quả nghiên cứu của tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp không chỉ đóng góp mới cho tri thức mà còn tác động trực tiếp đến thực tế nghề nghiệp, chính sách. So với chương trình “tiến sĩ hàn lâm” chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng có thể bao gồm nhiều môn học hơn, chủ yếu học tập qua kinh nghiệm và trải nghiệm...

    2.	PGS.TS Vũ Phan Tú trình bày tham luận thí điểm đào tạo chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp.
    PGS.TS Vũ Phan Tú trình bày tham luận thí điểm đào tạo chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp.

    Chương trình mới, chấp nhận rủi ro

    Chia sẻ tại buổi hội thảo nhiều chuyên gia đồng ý với đề án thí điểm đào tạo chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp của ĐHQG-HCM.

    PGS.TS Nguyễn Minh Kiều - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết ông vốn là một tiến sĩ ứng dụng tốt nghiệp tại Úc 20 năm trước và đến nay đã hướng dẫn không dưới 300 thạc sĩ, khoảng 5 tiến sĩ và chấm cỡ 100 luận văn tiến sĩ. Khoảng thời gian làm việc với “danh phận” này, theo PGS Kiều “chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp không hề thua kém ‘tiến sĩ hàn lâm’”. 

    Tôi rất mừng vì ĐHQG-HCM đã làm điều này, bởi thực tế nhu cầu học chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp là rất lớn. Tuy so với chương trình đào tạo tiến sĩ truyền thống thì chương trình này có sự khác nhau nhưng không nên hiểu tiến sĩ nghiên cứu có thời gian đào tạo dài hơn thì cấp độ cao hơn. Bởi tiến sĩ ứng dụng là những người có kinh nghiệm và giữ vị trí lãnh đạo, thời gian phải ngắn hơn so với chương trình truyền thống.” - PGS.TS Nguyễn Minh Kiều nhấn mạnh.

    Đồng ý với quan điểm này, GS.TS Nguyễn Thị Cành - Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM cho biết cần phải triển khai ngay và sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì chương trình mới. Bà chia sẻ: “Nhắc đến đào tạo tiến sĩ sẽ có nhiều băn khoăn từ dư luận. Tuy nhiên, chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp là chọn những người đi học vì công việc không vì bằng cấp nên nếu thí điểm thành công sẽ được xã hội công nhận”.

    Trước lo ngại rằng có phải người học tiến sĩ ứng dụng thì nghiên cứu ít hơn hay không, TS Hoàng Mai Khanh - Trưởng Khoa Giáo dục Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM, phân tích người học tiến sĩ ứng dụng có nghiên cứu, nhưng so với chương trình “tiến sĩ hàn lâm” thì họ sẽ có định hướng lẫn cách tiếp cận khác.

    Theo TS Khanh, tiến sĩ ứng dụng nghiên cứu trong chính môi trường làm việc của họ, hướng đến cải thiện làm thay đổi những khó khăn ngay tại nơi làm việc.

    Chia sẻ về kinh nghiệm tại buổi hội thảo, GS.TS Chen-Sheng Yang - ĐH Quốc gia Chi Nan (Đài Loan), cho biết khóa học tiến sĩ ứng dụng nên có tỷ lệ thực hành cao hơn lý thuyết. Giảng viên tham gia giảng dạy phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn để ứng dụng trong giảng dạy. Ngoài ra, nên có ý kiến của các chuyên gia trong thiết lập chương trình đào tạo và nên thực hiện trong thời gian 5 năm.

    Còn GS John Vong - ĐH Quốc gia Singapore, đề nghị: với chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp thì ứng viên nên là những nhà quản lý cấp cao hoặc những nhà nghiên cứu mạnh. Bên cạnh đó cần tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp vì đây là một ngành nghề chiếm hơn 50% lao động ở Việt Nam.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates