SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

4.0 thay đổi hệ sinh thái giáo dục Việt Nam như thế nào?

 


Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giáo dục, mà nhất là giáo dục đại học, đang đứng trước những thách thức rất lớn đòi hỏi phải thay đổi cả nội dung lẫn phương thức đào tạo.

 Giáo dục 4.0 được hiểu là một hệ sinh thái mà ở đó mọi người có thể cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị kết nối để tạo ra việc học tập được cá thể hóa” - chuyên gia Jonhson Ong Chee Bin của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học ở khu vực Đông Nam Á (AUN-QA) chia sẻ.

Phương thức giáo dục truyền thống bị thách thức

TS Phan Quang Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường ĐH và CĐ Việt Nam cho rằng, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường ĐH phải đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới.

Với tốc độ thay đổi công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra quá nhanh, “các trường ĐH không thể dự đoán được các kỹ năng mà thị trường lao động sẽ cần trong tương lai gần”. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải.

Ở một góc độ khác, TS Phạm Ly – ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với giáo dục ĐH Việt Nam là rất lớn. “Những mô hình đại học truyền thống đang bị thách thức. Cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi bản chất của trường ĐH truyền thống, tạo điều kiện cho đại chúng hóa giáo dục đại học phát triển”.

Khuyến nghị của PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh: “Nếu như kỷ nguyên số hỗ trợ người học trực tuyến, hoặc các hệ thống MOOC, thì người học sẽ có thời gian với doanh nghiệp”. PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng cho rằng: “Các trường ĐH cần lưu ý đến thời gian đào tạo.

Xã hội luôn biến động, vì vậy chúng ta không nên giữ người học quá lâu để đào tạo, phải kịp thời trả người học về với thị trường lao động càng sớm càng tốt. Như vậy, phải rút ngắn thời gian đào tạo, đồng nghĩa với thay đổi hàng loạt các phương pháp giảng dạy, thay đổi tư duy, cách học của người học”.

Xu thế Đại học không tường- Đại học trực tuyến

Học trực tuyến

Học online, học trực tuyến sẽ là một xu hướng mới thách thức các mô hình đào tạo truyền thống như hiện nay. Hình thức đại học trực tuyến là một cách tiếp cận mới, lợi dụng tối đa những lợi thế mà Internet mang lại để tạo nên một trường đại học chất lượng như các nước phát triển mà giá thành phù hợp với các nước đang phát triển.

Và đó là trường đại học “không chỉ dành cho những người có thể suốt ngày đi học mà cả những người chỉ có thể chắt chiu thời gian để đầu tư cho tương lai”.

Một số trường ĐH ở Việt Nam đã bước đầu tăng cường đầu tư và triển khai E-learning, như trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đầu tư hệ thống quản lý học trực tuyến bao gồm phòng multi-media và phần mềm quản lý học tập/giảng dạy trực tuyến và đã triển khai giảng dạy cho SV Chương trình tiên tiến.Đặc biệt Viện Đại học Mở Hà Nội là trường đại học đi đầu về đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam.Trường có sự đầu tư lớn vào hệ thống máy chủ, hệ thống phần mềm xử lý và mạng thông tin tốc độ cao. Nhà trường cũng vận động USAID và Intel Việt Nam tài trợ cho Trung tâm dạy học số.

Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và vận hành hệ thống đào tạo giúp tiết kiệm rất nhiều nguồn lực của giảng viên và SV.

Theo TS Phan Quang Trung thì dưới “sức ép” của cuộc cách mạng 4.0, các cơ sở đào tạo với những chương trình học cập nhật tiến bộ công nghệ hay hợp tác sâu rộng với giới công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu sẽ có ưu thế trong việc thu hút người học.

Mô hình gắn kết 4Cs Framework giữa Đại học – Chính quyền – Doanh nghiệp của ĐH NUS – Sigapore (ĐH xếp thứ 6 về chỉ số đổi mới giáo dục toàn cầu và nằm trong top 11 đại học hàng đầu châu Á, theo Reuters) mà chuyên gia Jonhson Ong Chee Bin cho rằng có thể tham khảo để triển khai đào tạo 4.0 đáp ứng nhu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

 Theo khẳng định của TS Phạm Ly thì cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ sở tạo ra toàn cầu hóa trong giáo dục đại học, và quá trình này vừa tạo ra cơ hội hợp tác nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates