SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Nhịp và Phách

By  Yến Thanh 


 Một bản nhạc được chia thành những “ nhịp ” và “ phách ” để giúp chúng ta phân biệt được những phần mạnh, nhẹ của âm thanh.

 Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, còn gọi là ô nhịp (hay 1 khuông).

 Giữa các ô nhịp có 1 vạch đứng để phân cách được gọi là vạch nhịp.

Mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách (khoanh tròn màu đỏ).











1/. Phách


1- Phách.


Người ta lấy nốt đen làm chuẩn.  Như vậy ta có giá trị trường độ của các nốt như sau :

Trường độ các nốt sẽ tạo thành các phách. Mỗi ô nhịp gồm 2, 3, hoặc 4 phách... (tùy loại nhịp) và có thể có 1 hoặc 2 phách mạnh và nhẹ. Phách mạnh thứ nhất luôn đứng đầu mỗi ô nhịp. Ví dụ như nhịp 4/4 dưới đây.



2/. Các loại nhịp.


Phân số xuất hiện ở đầu bản nhạc gọi là chỉ số nhịp.


- Tử số: xác định số phách có trong mỗi ô nhịp.

- Mẫu số: dùng để xác định trường độ thời gian của mỗi phách bằng một phần bao nhiêu của nốt tròn (từ đó tạo nên tiết tấu n

hanh hay chậm cho bản nhạc), thông thường sẽ là 2, 4, hoặc 8.

Vì :            1 nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 nốt đơn

Nên :    - Nếu mẫu số là 2, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/2 nốt tròn (tức bằng nốt trắng)

             - Nếu mẫu số là 4, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/4 nốt tròn (tức bằng nốt đen)

             - Nếu mẫu số là 8, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/8 nốt tròn (tức bằng móc đơn)

Tóm lại : - Nếu chỉ số nhịp là 2/4 (đọc là nhịp hai bốn) thì mỗi nhịp có 2 phách, và mỗi phách có giá trị bằng 1 nốt đen (1/4 nốt tròn) như đoạn nhạc ở đầu bài viết.

               - Nếu là nhịp 6/8 thì mỗi nhịp có 6 phách, và giá trị mỗi phách là 1 móc đơn (1/8 nốt tròn).



*** Để dễ hiểu hơn, bạn hãy xem 5 đoạn nhạc dưới đây tượng trưng cho 5 nhịp thông dụng. Dãy số dưới đoạn nhạc là số phách có trong mỗi ô nhịp, còn dấu ‘ > ’ ở trên là phách mạnh (nơi chuyển hợp âm nếu cần).


3/. Cách gõ nhịp.


Khi đánh đàn ta sẽ phải gõ nhịp bằng chân nên các bạn tập nhịp bằng chân cho quen và cố gắng tập cho đều, không lúc nhanh lúc chậm.

Qui tắc là đập xuống, nhấc lên là 1 phách. Đập xuống bao giờ cũng rơi vào đầu ô nhịp (phách mạnh)

Ta nhìn hình nốt mà tập thôi vì coi như bạn chưa biết đàn. Ví dụ như bản nhạc sau:



Nhận xét:

            - Ô nhịp đầu tiên trong bài nhạc không nhất thiết phải đủ phách (bài này thì đủ) nhưng chân đập xuống vẫn phải rơi vào nốt nhạc đầu tiên (phách mạnh) của vạch nhịp.

            - Móc kép của chữ “về” không nằm ngay nữa phách lên (khoanh tròn màu đỏ) mà nằm lệch về phía sau một tí do có dấu chấm đứng sau móc đơn của chữ “này”(xem lại dấu chấm lặng ở bài 3). Dĩ nhiên xử lý nốt này chỉ để khi đàn và hát, còn nhịp đập vẫn phải đều.

            - Và cuối cùng bạn thấy, số phách mỗi nhịp luôn bằng 2.

                                                                        


















BBC

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates