SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Khi nào sử dụng quyền liên quan trong âm nhạc không cần xin phép nhưng phải trả tiền?

 

Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định quyền liên quan hay quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Khi nào sử dụng quyền liên quan
Khi nào sử dụng quyền liên quan không cần xin phép nhưng phải trả tiền?

Đối với các chủ thể khi sử dụng các quyền liên quan cần dựa theo những căn cứ và quy định của pháp luật. Trong đó có một vài trường hợp đặc biệt mà người sử dụng quyền liên quan không cần phải xin phép hay trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp còn lại khi sử dụng quyền liên quan dù không cần xin phép nhưng vẫn phải trả nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu. Các trường hợp đó quy định tại Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý các tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng. Bên  cạnh đó việc sử dụng quyền không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra khi cần hỗ trợ hoặc  tư vấn các vấn đề pháp lý khác., bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam theo thông tin bên dưới đây để được thông tin chi tiết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates