SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 

9.1. Những vấn đề chung về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

9.1.1. Khái niệm

- Kiểm tra (Assessment): Là thuật ngữ chỉ sự đo lường (lượng giá), thu thập thông tin để có được những phán đoán, xác định xem mỗi người học sau khi kết thúc hoạt động học tập có được những Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ gì ? Ở mức độ nào ?

- Đánh giá (Evaluation): Là thuật ngữ chỉ sự so sánh kết quả đạt được (dựa trên kết quả của quá trình Kiểm tra) với mục tiêu đề ra.

=> Kiểm tra và Đánh giá thường đi liền với nhau.

9.1.2. Vị trí, mục đích và tầm quan trọng của Kiểm tra-Đánh giá

- Kiểm tra-Đánh giá là hai trong 4 khâu của chu trình đào tạo (Guibert - 1981).

  Xác định nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo

    Tiến hành kiểm tra- đánh giá

Lập kế hoạch kiểm tra-đánh giá

   Soạn thảo và triển khai chương trình



Hình 23. Vị trí của Kiểm tra - đánh giá trong chu trình đào tạo - Mục đích và tầm quan trọng:

+ Lấy thông tin phản hồi (cho cả Thày, Trò và Lớp học)

=> Điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp hơn, đảm bảo sự thống nhất nguyện vọng giữa nguyện vọng của 3 loại đối tượng: Người học, Người dạy – Nhà trường và Xã hội.

+ Xác nhận kết quả học tập cho người học (xếp loại được người học).

+ Lưu hồ sơ về người học (Đánh giá được sự tiến bộ của người học theo thời gian).

+ Hoàn thiện và củng cố kiến thức cho người học.

9.1.3. Các loại kiểm tra đánh giá

Việc kiểm tra – đánh giá được chia là 4 loại sau đây:

- Kiểm tra - Đánh giá hình thành (Formative Assessment - Evaluation): Là hình thức kiểm tra – đánh giá thường xuyên, định kì trong suốt quá trình dạy học.

- Kiểm tra – Đánh giá tổng kết (Summative Assessment - Evaluation): Là hình thức kiểm tra - đánh giá khi kết thúc mỗi giai đoạn học tập nhất định (kì học, khoá học ...).

- Kiểm tra – Đánh giá theo tiêu chuẩn tương đối (Norm referenced Assessment - Evaluation): Là hình thức kiểm tra – đánh giá dùng để so sánh các đối tượng người học với nhau theo một tiêu chí nào đó (thi học sinh giỏi, thi đại học ...).

- Kiểm tra – Đánh giá theo tiêu chí (Criterion referenced Assessment - Evaluation): Là hình thức kiểm tra đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đào tạo nghề nghiệp để đánh giá kĩ năng của người học, trong đó chỉ có hai mức đánh giá là Đạt và Không đạt.

=> Mỗi loại hình kiểm tra đánh giá đều có mục đích riêng, do đó trong quá trình dạy học, tuỳ theo yêu cầu của việc giảng dạy, người giáo viên sẽ lựa chọn ra những những loại hình kiểm tra đánh giá thích hợp để sử dụng.

9.1.4. Những yêu cầu của Kiểm tra – Đánh giá

Trong quá trình dạy học, kiểm tra – đánh giá phải thoả mãn những tính chất sau đây:

- Tính giá trị

Việc kiểm tra – đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, có nghĩa là phải kiểm tra – đánh giá những tri thức, kĩ năng, thái độ mà người học cần phải đạt được sau khi kết thúc quá trình học tập ứng với mỗi nội dung học tập. Điều này đòi hỏi công cụ kiểm tra – đánh giá (bài thi, đáp án, thang điểm ...) phải phù hợp với mục tiêu đề ra.

- Tính tin cậy

Tính tin cậy đòi hỏi kết quả kiểm tra – đánh giá phải có tính hằng định đối với

một trình độ lĩnh hội (không phụ thuộc vào lần đánh giá và người đánh giá). - Tính khả thi

Tính khả thi đòi hỏi chi phí về thời gian, sức lực và tài chính của việc kiểm tra – đánh giá phải phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tính tách biệt

Tính tách biệt đòi hỏi việc kiểm tra – đánh giá phải cho phép phân loại chính xác kết quả học tập của một tập hợp người học (theo từng người học hoặc nhóm người học).

9.1.5. Các bước Kiểm tra – Đánh giá

Việc kiểm tra – đánh giá thường được tiến hành theo chu trình 4 bước sau đây:

- Bước 1: Xác định chuẩn kiểm tra – đánh giá (đánh giá cái gì ? Ở mức độ nào ?).

- Bước 2: Soạn thảo công cụ kiểm tra – đánh giá (bài thi, đáp án, thang điểm) và tiến hành kiểm tra – đánh giá.

- Bước 3: Tập hợp và phân tích kết quả. 


- Bước 4: Công bố kết quả và các quyết định.

9.2 Các phương pháp Kiểm tra – Đánh giá thông dụng

Có nhiều phương pháp kiểm tra – đánh giá khác nhau thường được áp dụng trong quá trình dạy học, các phương pháp này được phân loại và mô tả trong hình 24 dưới đây:



Hình 24. Sơ đồ phân loại phương pháp Kiểm tra – đánh giá thông dụng

9.2.1. Kiểm tra – đánh giá tri thức

Để kiểm tra – đánh giá tri thức, người ta thường sử dụng các phương pháp kiểm tra – đánh giá sau đây:

(1) Thi vấn đáp:

+ Ưu điểm: Linh hoạt, mềm dẻo, linh động

+ Nhược điểm: Tính khách quan và tính tin cậy thấp, tốn thời gian. (2) Thi Viết:

Thường được sử dụng để kiểm tra – đánh giá khả năng phân tích, tổng hợp và mức độ hiểu biết của người học về vấn đề được hỏi và thông qua đó gián tiếp có thể đo lường được các chuẩn mực và quan niệm.

Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà người giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp kiểm tra đánh giá sau (có thể kết hợp) cho phù hợp:

- Tự luận: Là phương pháp kiểm tra – đánh giá đòi khả năng phân tích, tổng hợp cao và kiến thức rất sâu sắc về vấn đề được hỏi của người học (Cấp trình độ 4).

Ưu điểm

Đánh giá kĩ năng (Skills-Evaluation)

           Tự luận (Essay)

Cung cấp thông tin (Test)

Đúng/ Sai

Điền khuyết

68

Ghép đôi

Đa lựa chọn

Diễn giải

Rẽ nhánh


+ Đánh giá được kiến thức sâu sắc và khả năng tự lực nghiên cứu của người học.

+ Công cụ đánh giá đơn giản.

Nhược điểm

+ Tốn thời gian chấm bài

+ Kết quả phụ thuộc vào người chấm

- Phương pháp cung cấp thông tin: Là phương pháp kiểm tra – đánh giá đòi hỏi khả năng hiểu và vận dụng vấn đề vào thực tiễn của người học (Cấp trình độ 3 hoặc 4) .

Ưu điểm

+ Công cụ kiểm tra – đánh giá đơn giản

+ Phù hợp với mục tiêu của đa số đối tượng Người học.

Nhược điểm

+ Tốn thời gian chấm bài

+ Nếu công cụ kiểm tra – đánh giá không hợp lí có thể dẫn đến kết quả sai và không thể phân loại đúng đắn người học.

- Phương pháp trắc nghiệm khách quan: Là phương pháp kiểm tra – đánh giá đòi hỏi khả năng hiểu biết của người học về vấn đề được hỏi (Cấp trình độ 1, 2 và 3).

Ưu điểm

+ Kết quả không phụ thuộc người chấm (khách quan).

+ Phù hợp với các loại đối tượng có số lượng lớn.

Nhược điểm

+ Tốn thời gian và sức lực để xây dựng công cụ kiểm tra – đánh giá + Chỉ có thể kiểm tra – đánh giá người học ở cấp trình độ thấp

+ Có thể dẫn đến việc phân loại sai người học

+ Không kiểm tra – đánh giá được khả năng trình bày, diễn đạt của người học. => Cần phối hợp với các phương pháp kiểm tra đánh giá khác.

(3) Bài tập tình huống nghề nghiệp: Nhằm đánh giá năng lực xử lí tình huống và ra quyết định của người học.

69


9.2.2. Kiểm tra – đánh giá kĩ năng

Để kiểm tra – đánh giá kĩ năng của người học, người ta thường sử dụng các phương pháp kiểm tra – đánh giá sau đây:

(1) Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp để kiểm tra – đánh giá người học về tâm lý vận động (các thao tác), kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tư duy trí tuệ (kĩ năng ra quyết định).

=> Kiểm tra – đánh giá được cả tiến trình và kết quả (sản phẩm).

Việc kiểm tra – đánh giá chủ yếu dựa trên việc quan sát của Người thày (chủ quan và khác nhau giữa các thày giáo)cho nên để kết quả kiểm tra – đánh giá chính xác cần:

- Cho người học thực hành trong các tình huống có thật hoặc mô phỏng. - Dùng bảng kiểm (check list) trong quá trình kiểm tra – đánh giá - Dựa vào bảng kiểm để xây dựng thang điểm thích hợp.

(2) Phương pháp thực hiện đồ án (Project): Đồ án là một nhiệm vụ nghề nghiệp cần phải được giải quyết trên cơ sở đó người học cần phải vận dụng các kiến thức tổng hợp và kĩ năng đã học để thiết kế, xây dựng và thực hiện đồ án.

=> Đánh giá cả phương pháp, quy trình thực hiện cũng như kết quả thu được.

(3) Phương pháp đóng vai (Role play): Là phương pháp thường được sử dụng để đánh giá khả năng xử lí tình huống của người học trong các tình huống giả lập.

9.2.3. Kiểm tra – đánh giá thái độ

Kiểm tra – đánh giá thái độ của người học một cách trực tiếp là rất khó. Tuy nhiên đây là một việc rất quan trọng để đánh giá người học một cách toàn diện. Ta có thể đánh giá thái độ của người học một cách gián tiếp thông qua một trong các phương pháp sau:

- Thông qua các bài viết tự luận: Với cách ra đề khéo léo, có thể làm bộc lộ quan điểm, thái độ của người học trước các sự vật hiện tượng trong quá trình người học phân tích, tổng hợp , kết luận các vấn đề, qua đó có thể đánh giá thái độ của người học.

- Thông qua quan sát và ghi nhận thái độ ứng xử của người học trong qu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates