SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Lý luận dạy học 1 - Khái niệm LLDH & Quá Trình Dạy Học

 

TS Trần Văn Tuấn 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LÝ LUẬN DẠY HỌC

1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LÝ LUẬN DẠY HỌC

Lý luận dạy học là một bộ phận của khoa học giáo dục. Nó đã được hình thành và phát

triển trong một quá trình lịch sử lâu dài và hiện nay đã trưởng thành một môn khoa học độc lập trong hệ thống các khoa học giáo dục. Lý luận dạy học là:

- một khoa học của hoạt động dạy và học

- những qui luật, những mối quan hệ biện chứng và những nguyên lý cho toàn bộ hoạt

động dạy và học kỹ thuật – nghề

Nhiều nhà nghiên cứu lý luận dạy học thuộc trường phái khác nhau trên thế giới đã đưa ra những mô hình lý luận dạy học khác nhau tương thích với mục đích chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quan điểm của trường phái đó. Nhưng tất cả đều nhằm mục đích nghiên cứu hình thành lên một lý luận phục vụ cho hoạt động dạy và học. Mỗi mô hình lý luận dạy học có một bản chất riêng biệt của nó.

Khoảng cuối thế kỉ 18, trên thế giới có 3 dòng tư tưởng về lý luận dạy học chính, đó là trường phái theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa khoa học phân tích kiểm chứng. Lý luận dạy học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng được xuất phát từ tư tưởng của Karl Marx (1818 -1883). Những nhà lý luận dạy học nổi tiếng theo tư tưởng này là: Lothar Klingberg, Hacker (Đức), Leontjew, Wygotski, Galperin (Liên Xô cũ),...

Lý luận dạy học theo chủ nghĩa duy tâm được hình thành từ tư tưởng của Ernst Schleiermacher (1768 - 1834). Những nhà lý thuyết đại diện cho trường phái này đầu tiên là Wilhelm Dilthey người Đức (1833 – 1911), sau đó Max Frischeisen Koehler (1878 – 1923), Herman Nohl (1879 – 1963), John Dewey (1859 – 1952),...

Lý luận dạy học theo chủ nghĩa khoa học phân tích kiểm chứng được hình thành từ tư tưởng của August Comte (1789 – 1857) người Pháp. Những nhà lý thuyết đại diện cho

(1)

trường phái này là Skinner, Bloom,...

    Mô hình lý luận dạy học là gì?

1. Mô hình lý luận dạy học là một lý thuyết phân tích và mô hình hóa hoạt động dạy

học có tính quy luật trong những mối quan hệ đa dạng của hoạt động dạy học

trong cũng như ngoài trường học.

2. Nó đưa ra những điều kiện, những khả năng và ranh giới của việc dạy và học.

3. Nó đại diện cho một trường phái lý luận (cũng có thể kết hợp của nhiều trường

phái lý luận).

 Cuối thập niên 70 đến đầu những năm 80 đã xuất hiện những khủng hoảng về một mô hình lý luận dạy học cơ sở cho mỗi một trường phái. Khoảng đầu thập niên 90, những mô

Trang 5


hình lý luận dạy học có sự học hỏi lẫn nhau và vận dụng của nhau những kết quả nghiên cứu và khó phân biệt được nếu chúng ta chiếu theo 3 dòng tư tưởng về lý luận dạy học

Hiện nay trên thế giới (đặc biệt ở châu Âu và Mỹ) có những mô hình lý luận dạy học chính sau:

- Mô hình lí luận dạy học biện chứng (dialec)

- Mô hình lý luận dạy học lý thuyết thông tin (Informativ)

- Mô hình lý luận quan điểm điều khiển (Kybernetiv)

- Mô hình lý luận dạy học lý thuyết học tập (Learn Theorie)

- Mô hình lý luận dạy học thực dụng (Pragmatismus)

- Mô hình lấy giáo viên, học sinh làm trung tâm -...

Tính chất cơ bản nhất để phân biệt sự khác nhau giữa các mô hình lý luận dạy học là

(1)

Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học là quá trình dạy học, cụ thể là nghiên cứu các đối tượng liên quan đến quá trình dạy học như: bản chất, qui luật; mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đánh giá trong hoạt động dạy và học...

mối quan hệ về cấu trúc cơ bản giữa: học sinh – giáo viên – nội dung dạy học. 

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC

             Hình 1. Phạm vi đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học

3. NHIỆM VỤ CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC

Nghiên cứu quá trình dạy học với tư cách là một quá trình sư phạm, nhắm tìm ra các bản chất và qui luật của quá trình này.

Do sự phát triển của xã hội cũng như do nhu cầu dạy và học trong những điều kiện và đặc thù nội dung khoa học khác nhau, lý luận dạy học đã có sự chuyên biệt hóa thành các khoa học hẹp. Nhưng tổng thể lý luận dạy học cóa hai bộ phận tri thức chủ yếu là Lý luận dạy học đại cương và lý luận dạy học chuyên biệt:

- Lý luận dạy học phổ thông

- Lý luận dạy học kỹ thuật tổng hợp

- Lý luận dạy học đại học

- Lý luận dạy học bộ môn,

- Lý luận dạy học chuyên ngành

- Lý luận dạy học chuyên nghiệp

Nhiệm vụ của lý luận dạy học đại cương là nghiên cứu phát hiện ra những qui luật, bản chất chung cho tất cả các quá trình dạy học, đồng thời tìm ra những điều kiện để thực hiện qui luật này trong thực tiễn dạy học. Tuy nhiên, những nội dung mà lý luận dạy học đại cương nghiên cứu chưa thâu tóm được mọi vấn đề, khía cạnh đặc thù cụ thể của từng bậc học, môn học... Với sự hợp tác, thống nhất giữa cái chung và cái riêng, dựa lên nhau và bổ sung cho nhau, lý luận dạy học đại cương và lý luận dạy học chuyên biệt giúp giải quyết các vấn đề cơ bản của lý luận dạy học.

Nội dung nghiên cứu của LLDH trong dạy chuyên nghiệp gồm:

Mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học: mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo và mục tiêu dạy học của từng đề tài...(mục tiêu học tập);

Nội dung dạy học;

Quy luật dạy học: quy luật lĩnh hội tri thức, tâm lý, nguyên tắc dạy học, quan hệ giữa giáo viên và học sinh,...

Những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học;

Tổ chức dạy học: kế hoạch dạy học, các khâu của quá trình dạy học Quá trình dạy lý thuyết và thực hành.

TÍNH HAI MẶT CỦA LÝ LUẬN

Lý luận dạy học luôn luôn có tính hai mặt. Hai mặt là hai nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của nó song song đi kèm với nhau. Hai nhiệm vụ đó là:

- Nghiên cứu xác định thực trạng dạy học (thực tế dạy học kỹ thuật nghề nghiệp đang như thế nào?)

- Nghiên cứu định hướng dạy học (dạy học cần phải như thế nào?)

Xác định thực trạng là một sự nghiên cứu thực trạng mà các nhà sư phạm thường dùng những phương pháp như: quan sát, phân tích, kiểm chứng,...Leo Roth (1971) đã làm một cuộc nghiên cứu so sánh giữa 3 lớp học bằng 3 hình thức tổ chức dạy học khác nhau: dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm và dạy học theo chương trình. Sau đó đánh giá thành tích học tập thu được của mỗi lớp để rút ra xem hình thức tổ chức dạy học nào tốt hơn. Với ví dụ này chúng ta thấy rõ là người nghiên cứu đã gặp những khó khăn như thế nào. Để cuộc nghiên cứu được chính xác ông ta phải xác định so sánh kiến thức của học sinh 3 lớp, phải kiểm tra xem thái độ của giáo viên có ảnh hưởng đến kết quả học tập không và v..v. Như vậy hoạt động sư phạm là một hoạt động có tính tổng thể mà trong đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Cho nên việc nghiên cứu chỉ hiểu biết phần nào mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố hoặc tính chất của một yếu tố chứ không thể đưa ra được tất cả các mối quan hệ biện chứng của nó, có nghĩa là kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ nhất định. Kết quả này là cơ sở cho việc tri thức thực tiễn dạy học và việc tác động ngược lại vào quá trình dạy học.

Nghiên cứu định hướng dạy học là một phần nhiệm vụ quan trọng của lý luận dạy học. Việc định hướng được thể hiện bằng việc đưa ra các chương trình định hướng hoạt động dạy học, các mô hình dạy học, các chương trình dạy học, phương pháp đào tạo, phương pháp dạy học, ...

5. CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC Komensky (1592 – 1670)

Ông là nhà sư phạm lỗi lạc của Tiệp Khắc vào thế kỉ 16 đã đặt nền móng cho lý luận dạy học với hai tác phẩm:

- Great Didactic: Lý luận dạy học vĩ đại

- Orbis Pictus: Dạy học bằng tranh ảnh

Những tác phẩm này được xuất bản tại Nurmberg năm 1657. Sau đây là một số quan

điểm của ông về dạy học:

- Ông cho rằng học chữ phải gắn liền với sự vật cụ thể, học không phải chỉ dựa vào sách

vở mà phải dựa vào thiên nhiên;

- Nguyên tắc thích ứng tự nhiên và đảm bảo tính trực quan;

- Quá trình dạy học phải qua các giai đoạn: cảm giác, trí nhớ, tư duy và năng lực phê

phán sáng tạo;

- Quá trình dạy học phải phù hợp với người học và sự hiểu biết là do các giác quan đem lại.

- Ngoài ra ông còn đóng góp rất quan trọng trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp trong một số ý tưởng phương pháp dạy học nghề nghiệp (Method of arts).

Komensky được đánh giá là nhà sư phạm lỗi lạc và là người sáng lập khoa sư phạm mới. Tư tưởng sư phạm của ông vẫn còn tác dụng cho đến ngày nay.

Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778)

Ông là một trong những nhà sư phạm và là nhà xã hội đã gây ra hai cuộc cách mạng là: cách mạng xã hội và cách mạng giáo dục ở Pháp. Ông cho rằng:

- Dạy học là phát triển các giác quan;

- Thực tiễn cuộc sống đem lại kinh nghiệm tốt nhất;

- Hoạt động dạy học phải trên cơ sở hoạt động;

- Ông khuyến khích học nghề;

Johann Heinrich Pestalozzi (1746 – 1827)

Ông là người Thụy Sĩ, quan điểm của ông: dạy học là nghệ thuật nâng cao lòng khát vọng của con người và phương pháp của ông được tóm tắt như sau:

- Thích nghi việc dạy học với những vấn đề tâm lí;

- Nền tảng của sự hiểu biết là trực giác và ngôn ngữ: dạy toán phải cụ thể, dạy hình thể

phải thông qua sự quan sát, dạy ngôn ngữ phải dựa vào các giác quan, tập đọc phải dựa

vào ngôn ngữ;

- Giáo dục kỹ thuật là yếu tố cần thiết và mang lại giá trị thực tiễn;

- Giáo dục là khoa học và là nghệ thuật để rèn luyện trí tuệ và cải tạo xã hội;

CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1. ĐỊNH NGHĨA

Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường, diễn ra theo một quá trình nhất định từ t0 đến tn gọi là quá trình dạy học (QTDH). Đó là một quá trình xã hội bao gồm và gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều kiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

2. CÁC DẤU HIỆU CỦA QTDH

    Dạy học là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách của người học. Đó là sự vận động của một hoạt động kép, trong đó diễn ra hai hoạt động có chức năng khác nhau, đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định: hoạt động dạy và hoạt động học.

Hoạt động học, chủ thể là người học, hướng vào đối tượng học, tiếp nhận và chuyển hóa nó, biến thành của riêng, qua đó phát triển chính bản thân mình.

Hoạt động dạy, chủ thể là người dạy, hướng vào đối tượng dạy, làm cho nó trở thành đối tượng của sự điều khiển của mình. Vai trò và tính chất của hoạt động dạy cũng như vị thế của người dạy tuỳ thuộc vào việc hoạt động dạy có đối tượng là gì.

Hoạt động dạy và hoạt động học đều phải được tiến hành trên bản thể của QTDH là nội dung dạy học (NDDH). NDDH là yếu tố khách quan, quyết định tiến trình và phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.

Kết quả của QTDH là làm biến đổi ở người học những đặc tính nào đó đã được xác định từ trước và tương ứng với NDDH. Nói cách khác, phải thực hiện được mục tiêu dạy học của chính QTDH đó.

Một QTDH bất kì bao giờ cũng phải được tiến hành trong khoảng không gian, thời gian nhất định (một tiết dạy, một bài, một khóa đào tạo bồi dưỡng,...) và chịu sự chế ước bởi các điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa nhất định. Nói cách khác, QTDH phải là một quá trình học tập có kiểm soát và điều khiển được.

Tóm lại quá trình dạy học hình thành và phát triển nhân cách của người học. Đó là sự vận động của một hoạt động kép dạy và học đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Kết quả của QTDH là làm biến đổi ở người học những đặc tính nào đó đã được xác định từ trước (xem hình sau)

Hình 2. Dấu hiệu của quá trình dạy học.


3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC 

Hoạt động dạy:

- Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng), xem như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục). Dạy học là con đường đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

- Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học.

- Dạy học là một mặt của quá trình dạy và học do người giáo viên thực hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo. Hoạt động dạy học không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà còn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của học viên.

- Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. Chỉ khi nào nắm bắt được các điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực, hứng thú,...) của học sinh thì giáo viên mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt động học đạt được kết quả mong muốn.

Hoạt động học:

- Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “sức mạnh bản chất người” đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con người. Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiện thực khách quan vào ý thức người học. Tuy nhiên nó chủ yếu hướng người học vào lĩnh hội những chân lí đã được loài người phát hiện nhưng chúng lại là mới đối với họ.

- Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan.

Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi kèm biện chứng với nhau. Hoạt động dạy - học có các đặc trưng sau đây:

- Thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên

- Là một hoạt động có mục đích rõ ràng

- Có nội dung, chương trình kế hoạch cụ thể

- Diễn ra trong một môi trường nhất định (lớp học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm)

- Sử dụng các phương tiện đa dạng (ngôn ngữ, thiết bị, tài liệu)

- Đa dạng về hoạt động: nhận thức, trí tuệ, vận động, thao tác, ...

- Kết quả hoạt động dạy được đánh giá thông qua kết quả hoạt động học tập

4. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Cho đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về QTDH. Dưới đây trình bày ngắn gọn về một số quan niệm:

- Theo thuyết hệ thống, QTDH với tư cách như một hệ thống, gồm có nhiều thành tố, trong đó GV và hoạt động dạy, HS và hoạt động học là những thành tố cơ bản nhất. Không có hai thành tố đó, đặc biệt là không có học sinh và hoạt động học thì không thể có QTDH. Trong mối quan hệ dạy – học trong QTDH, GV đóng vai trò chủ đạo với tư cách là chủ thể tác động sư phạm, HS không chỉ là đối tượng chịu sự tác động sư phạm đó mà còn là chủ thể nhận thức, chủ thể của hoạt động học tập. Chỉ khi nào thực sự là chủ thể nhận thức thì HS mới tiếp thu một cách có ý thức và có hiệu quả sự tác động sư phạm. Vai trò chủ thể nhận thức đòi hỏi học sinh phải tự giác, tích cực, độc lập trong hoạt động học tập của mình.

- Theo quan điểm của điều khiển học, ta có thể coi QTDH là một hệ điều chỉnh. Trong hệ đó GV là bộ phận điều chỉnh, HS là bộ phận bị điều chỉnh nhưng đồng thời tự điều chỉnh (xem hình dưới). Sự điều chỉnh và sự tự điều chỉnh dựa trên nguyên lý nền tảng của điều khiển học, đó là liên hệ ngược, là sự thu nhận thông tin về mức độ phù hợp của hành động thực hiện so với hành động quy định. Có hai loại liên hệ ngược: liên hệ ngoài từ HS đến GV chủ yếu giúp cho sự điều chỉnh của GV và liên hệ trong ở bản thân HS chủ yếu giúp cho sự điều chỉnh của HS. Các mối liên hệ ngược trong được tạo ra không chỉ thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập do GV tiến hành mà còn thông qua sự tự kiểm tra, tự đánh giá của chính bản thân HS. Sự điều chỉnh, sự chỉ đạo của GV phải làm sao cho sự tự kiểm tra, tự đánh giá đó hình thành và ngày càng phát triển ở HS để họ tự điều chỉnh và học tập một cách tự giác, tích cực và độc lập, tức là làm cho học tập trở thành một hệ kín điều chỉnh với tính chất là một hệ thứ cấp trong hệ dạy học, ở đó HS vừa là khách thể vừa là chủ thể của QTDH. Vì vậy, QTDH dưới góc độ này là quá trình phát triển biện chứng, trong đó có sự thống nhất của sự điều chỉnh (dạy), sự được điều chỉnh và sự tự điều chỉnh (học).


     Hình 4. Điều chỉnh trong dạy học

- Theo thuyết thông tin, QTDH bao gồm hai bộ phận là: bộ phận xử lí và truyền thông tin (GV) và bộ phận thu nhận, xử lí, lưu trữ và vận dụng thông tin (HS). Trong quá trình đó, vấn đề rất cơ bản là làm sao khử được những thông tin, tín hiệu nhiễu khác nhau để đảm bảo cho việc truyền và nhận thông tin được thông suốt, đạt hiệu suất và hiệu quả cao.

Theo tư tưởng công nghệ, đã và đang được vận dụng ngày càng sâu rộng vào lĩnh vực giáo dục. Theo đó, QTDH được coi là một quá trình công nghệ đặc biệt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates