SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress 2020 [chi tiết từ A-Z]

 



Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress

Tạo một website bằng WordPress giờ đây hết sức đơn giản! Bởi vì Google thần chưởng là có hướng dẫn tất tần tật.

Hướng dẫn thì quá trời người viết rồi, có điều không phải hướng dẫn nào cũng đầy đủ, dễ hiểu và hướng dẫn bạn tới nơi tới chốn đâu.

Đó là lý do mình viết bài hướng dẫn này.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn làm website bằng WordPress theo cách đơn giản nhất, chi tiết nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

WordPress có thể tạo hầu hết các loại website, từ website cá nhân, website tin tức, website doanh nghiệp cho đến website bán hàng hay thương mại điện tử.

Website của mình đây cũng tạo bằng WordPress nè!

WordPress dễ sử dụng, tối ưu cho SEO và có cộng đồng đông đảo support, muốn làm gì cũng có plug-in hỗ trợ, kiểu như kho App trên Android hay Apple. Đó là lý do chính nó trở thành mã nguồn mở phổ biến được nhiều website sử dụng nhất hiện nay.

Theo thống kê gần đây thực hiện bời W3Techs, WordPress là hệ thống quản trị nội dung website được sử dụng nhiều nhất (chiếm tới 55%).

WordPress có ngôn ngữ tiếng Việt, nên bạn nào không giỏi tiếng Anh cũng chẳng sao.

Cùng bắt đầu nhé!

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Có cần biết code, HTML, CSS,… để tạo được website?

Không nhé! Với WordPress, ai cũng có thể tự làm website, không cần biết tí gì về code hết trơn. Mình cũng bắt đầu website đầu tiên trong khi chẳng biết tí gì về code.

Cảnh báo: Việc tạo một website WordPress không khó và không đòi hỏi về lập trình, tuy nhiên bạn vẫn cần có một số kiến thức nhất định về mạng và máy tính, và chỉ phù hợp với bạn nào thích “vọc”. Lỗi thường gặp “chết người” mà các bạn không chuyên về web hay gặp đó là tạo ra website không bảo mật, và sau một thời gian bị kẻ xấu phá tan tành. Lỗi nặng thứ nhì là lỗi về SEO, dẫn tới website không lên được top Google, và còn nhiều lỗi nữa… Chính vì lý do đó nên mình có cung cấp dịch vụ cài đặt website WordPress trọn gói xử lý giúp bạn từ A đến Z, để bạn tập trung thời gian và năng lượng vào những việc quan trọng hơn.

Vậy bạn cần gì?

  • Một tên miền (domain): đây cũng chính là địa chỉ của website, ví dụ google.com, mình sẽ hướng dẫn đăng ký nó ở bên dưới.
  • Một tài khoản hosting: đây là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu của website như bài viết, hình ảnh, v.v…, mình sẽ hướng dẫn mua hosting ở bên dưới.
  • Thẻ VISA/MasterCard: tất nhiên rồi bạn phải cần nó để mua domain và hosting, cũng có thế dùng Paypal.

Nếu bạn chưa biết: không nên nhầm lẫn giữa website chạy mã nguồn mở WordPress.org với blog miễn phí hoặc website đăng ký trên WordPress.com nhé. Nó là hai cái hoàn toàn khác nhau.

Bài này là mình hướng dẫn bạn tạo website chạy mã nguồn mở WordPress, chuyên nghiệp, đầy đủ chức năng, có tên miền riêng, hosting riêng và sử dụng cho nhiều mục đích từ cá nhân đến doanh nghiệp hay cửa hàng.

Nó khác với free blog / website đăng ký trên WordPress.com, là kiểu như free blog trên weekly hoặc blogger. Dạng này chỉ là các trang cá nhân để viết bài cho vui thôi, chứ bạn chẳng làm được gì khác.

Làm một website WordPress tốn bao nhiêu tiền?

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, chi phí ban đầu để tạo ra được một website WordPress gồm:

  • Domain: khoảng $10-$15 / một năm.
  • Hosting: khoảng $60 / năm.
  • Theme: khoảng $15 – $60 tùy loại dùng trọn đời, đây chính là giao diện cho website.

Mã nguồn WordPress thì miễn phí.

Như vậy tổng chi phí ban đầu để có được một website WordPress khoảng từ $85 – $135.

Thực ra chi phí lớn nhất của một website nói chung hay website mã nguồn WordPress nói riêng đó là nội dung (content), tức là các bài viết, logo, hình ảnh, banners trên website đó.

Sau đây mình sẽ hướng dẫn từng bước, bạn làm theo để tự tạo cho mình website thật chuyên nhiệp trên mã nguồn WordPress nhé.

Bước 1: Đăng ký domain

Tên miền là gì? Toàn bộ về domain name

Đầu tiên bạn cần có domain hay còn gọi là tên miền website, ví dụ như yahoo.com, google.com, vnexpress.net, …

Mỗi website sẽ cần một domain, bạn sẽ trả phí theo mỗi năm sử dụng, hoặc bạn cũng có thể mua với thời hạn nhiều năm hơn. Các năm tiếp theo nhà cung cấp sẽ nhắc nhở để đóng tiền gia hạn tiếp.

Bạn nên chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và nên ưu tiên tên miền .com, .net vì độ tin cậy với người sử dụng cao hơn.

Hãy chuẩn bị sẵn thẻ Visa và bạn sẽ bắt đầu mua tên miền bằng cách bấm vào đây.

Sau đó bạn hãy làm theo các theo các bước hướng dẫn của mình trong bài hướng dẫn mua tên miền. Chỉ mất khoảng 10 phút làm theo hướng dẫn là xong!

Bước 2: Mua hosting

Shared hosting là gì?

Hosting hay hosting server là máy chủ nơi bạn sẽ lưu trữ các dữ liệu của website và cả mã nguồn WordPress. Các dữ liệu như bài viết, hình ảnh, âm thanh, hay các ứng dụng đều được lưu trữ ở hosting.

Mỗi lần người đọc gõ truy cập website của bạn thông qua domain bạn mua ở trên, hosting server sẽ gửi dữ liệu trang website đến thiết bị và hiển thị trang web lên trình duyệt của user.

Tốc độ website phụ thuộc rất lớn vào hosting server. Đặc biệt là khi trang web của bạn có nhiều người truy cập cùng lúc. Do đó bạn cần cân nhắc khi chọn hosting server.

Hiện nay các nhà cung cấp hosting cung cấp 3 dạng hosting phổ biến sau đây:

  • Shared hosting: trên một máy chủ, nhà cung cấp sẽ chia thành nhiều tài khoản hosting và bán cho nhiều người khác nhau. Nghĩa là bạn phải chia sẻ tài nguyên máy chủ như CPU, RAM,… với nhiều người khác. Giống như bạn thuê phòng trọ ở ghép. Ưu điểm là sễ sử dụng.
  • VPS hosting: Virtual Private Server là dạng máy chủ ảo. Bạn gần như sở hữu riêng máy chủ (thực ra vẫn share nhưng hạn chế), có toàn quyền cài đặt hay cấu hình mọi thứ. Giống như bạn thuê nhà nguyên một lầu. Nhược điểm là quản lý hơi phức tạp.
  • Dedicated Server: bạn sở hữu riêng máy chủ vật lý thực sự, không share với bất kỳ ai. Bạn chịu trách nhiệm quản lý và cấu hình từ A-Z. Giống như bạn thuê nhà nguyên căn. Giá thuê sẽ cao.

Nếu bạn là người mới thì có thể chọn shared hosting để dễ quản lý. Nếu bạn muốn dùng VPS hoặc Dedicated Server thì có thể nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ cài đặt và quản lý.

Để bắt đầu mua hosting bạn sẽ bấm vào đây.

Sau đó hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn mua hosting mình đã hướng dẫn rất chi tiết.

Mình có cung cấp dịch vụ hosting trên VPS do mình cài đặt và tối ưu cho WordPress với công nghệ mới nhất hiện nay như PHP 7.4, HTTP/2, Nginx, MariaDB, Redis, … bảo đảm hiệu năng và bảo mật cao. Bạn có thể xem thông tin ở đây.

Bước 3: Trỏ domain về hosting

Hướng dẫn trỏ Domain về Hosting

Như vậy là bạn đã có domain và hosting, để website có thể chạy được, bạn cần phải kết nối domain với hosting, còn gọi là trỏ domain về host.

Mục đích là khi user gõ địa chỉ website (domain) của bạn vào trình duyệt, lúc này sẽ được kết nối đến hosting nơi website của bạn sẽ được lưu trữ. Nhờ đó user sẽ truy cập được trang web của bạn.

Cách làm có khác nhau một chút giữa các nhà cung cấp domain và hosting. Nhưng cũng hết sức đơn giản, chỉ tốn vài phút thôi.

Bạn xem bài hướng dẫn của mình về cách trỏ tên miền về host là sẽ làm được ngay nhé.

Bước 4: Cài đặt WordPress

Hướng dẫn cài đặt WordPress nhanh chóng đơn giản

Sau khi đã kết nối domain và hosting thành công, bạn có thể tiến hành cài đặt WordPress để quản lý và thiết kế website được rồi.

Việc cài đặt WordPress cũng khá đơn giản. Hầu hết các hosting họ đều cung cấp bảng điều khiển cPanel để giúp bạn thực hiện các tác vụ cấu hình hosting server. Trong cPanel cũng sẽ hỗ trợ chức năng cài WordPress luôn.

Xem hướng dẫn chi tiết từng bước cài đặt WordPress cho website, bài viết này cũng có kèm mình họa trực quan nên dễ hiểu và thực hiện theo.

Hoàn thành xong bước này là bạn đã gần hoàn thiện rồi, bạn gõ domain của website vào trình duyệt và thấy màn hình mặc định của WordPress, như vậy là thành công.

Bước 5: Cài đặt Theme cho website

Hướng dẫn cài đặt theme cho website WordPress

Sau khi cài đặt xong WordPress, nếu thử truy cập website, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ với giao diện (theme) mặc định bởi WordPress.

Những theme mặc định của WordPress thường rất sơ sài, chỉ phù hợp với ai viết blog đơn giản, và theme mặc định cũng không hỗ trợ tốt việc tùy biến giao diện theo ý của bạn.

Theme ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ load website do đó nếu chọn theme được lập trình không tốt website có thể load rất chậm. Hơn nữa theme cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn để bảo mật, một theme wordpress được code không tốt sẽ dễ bị hacker khai thác và phá hoại.

Lời khuyên: nên mua một bộ theme bản quyền để đảm bảo sự an toàn cao nhất (tuyệt đối không download hàng share trên mạng hay gọi là theme null, bởi vì bạn sẽ được khuyến mãi virus để phá banh website của bạn), theme bản quyền cung cấp với đầy đủ tính năng, dễ dàng tùy biến giao diện mà không cần bận tâm về code. Đặc biệt phải chọn theme tối ưu thật tốt cho tốc độ website, bởi vì tốc độ website là một yếu tố quan trọng trong SEO, Google đã nhấn mạnh điều này.

Mình đã test rất nhiều theme và chọn theme Astra sử dụng cho tất cả các website của mình. Astra là theme đa chức năng tương thích tốt với WooCommerce quản lý bán hàng và công cụ thiết kế trang kéo thả Elementor giúp bạn thiết kế website bán hàng dễ như soạn thảo trên Word.

Mình đang có ưu đãi miễn phí bộ theme bản quyền Flatsome “thần thánh” cho những bạn sử dụng dịch vụ cài đặt WordPress trọn gói tại khanhplus.com. Flatsome là theme đa chức năng tùy biến cao được tích hợp sẵn giao diện kéo thả dễ dùng như Word, đây cũng là theme bán hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Để cài đặt theme bạn hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt theme cho website WordPress.

Bước 6: Cài đặt Plugin cho website

Hướng dẫn cài đặt plugin cho WordPress Website

Website của bạn giờ đây đã có được giao diện mong muốn, tuy nhiên mới chỉ có những chức năng cơ bản giống như kiểu máy tính mới cài đặt hệ điều hành Windows.

Để bổ sung các chức cần thiết khác, bạn phải cài đặt thêm các plugin, giống như việc bạn cài software cho máy tính vậy.

Tùy theo mục đích mà bạn sẽ cài đặt các plugins phù hợp.

Có một số plugins cơ bản thường phải có như:

  • Yoast SEO: hỗ trợ SEO cho website
  • WP Super Cache: tạo bộ nhớ đệm giúp tăng tốc độ website
  • Contact form 7: tạo form liên hệ

Lưu ý là cài càng nhiều plugins sẽ càng làm chậm tốc độ website, do đó bạn nên cân nhắc chỉ cài plugin thực sự cần thiết.

Để cài đặt plugin bạn hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt plugin cho WordPress.

Như vậy là bạn đã hoàn thiện cơ bản phần cài đặt cho website, giờ đây bạn có thể phát triển nội dung, làm logo,… cho website của bạn.

Bước kế tiếp bạn sẽ cài đặt Google Search Console và Google Analytic, hai công cụ miễn phí không thể thiếu để bạn SEO website.

Bước 7: Cài đặt Google Search Console

Hướng dẫn cài đặt Google Search Console cho website wordpress

Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tool) là công cụ miễn phí của Google giúp theo dõi tình trạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Là công cụ không thể thiếu của bất kỳ SEOer nào.

Thông qua công cụ này bạn sẽ:

  • Biết website bạn có lỗi về index không và hướng khắc phục.
  • Yêu cầu lập chỉ mục cho bài viết mới.
  • Nắm được thông tin thứ hạng từ khóa.
  • Biết được tỉ lệt click (CTR), số lần hiển thị…
  • Biết được thông tin về backlink.
  • Nhận được các thông tin như tác vụ thủ công, lỗi website như nhiễm virus, bị hack,…

Để sử dụng công cụ này hãy thực hiện theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt Google Search Console cho website.

Bước 8: Cài đặt Google Analytic

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics cho WordPress

Google Analytic cũng là một công cụ miễn phí khác của Google, nó cho phép theo dõi và phân tích các truy cập tới website của bạn.

Thông qua Google Analytic bạn sẽ:

  • Biết được lượng truy cập tới website.
  • Biết được thông tin về khách truy cập như vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, thiết bị truy cập,…
  • Hiểu được hành vi của khách truy cập.
  • Nắm được các chỉ số như bounce rate, time on site,…
  • Nắm được thông tin về tốc độ website.
  • Và rất nhiều chức năng khác.

Với Google Analytic bạn sẽ hiểu được hành vi của khách truy cập và đánh giá được chất lượng nội dung trên website, từ đó sẽ giúp bạn tối ưu tốt hơn.

Để sử dụng công cụ này bạn hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt Google Analytics.

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách tạo một website bằng WordPress. Cũng đơn giản phải không? Hi vọng bạn thực hiện thành công mà không gặp khó khăn gì!

Còn rất nhiều công việc tiếp theo bạn sẽ phải làm cho website mà mình nghĩ sẽ tốn rất nhiều công sức như:

  • Nghiên cứu từ khóa để SEO
  • Phát triển nội dung website
  • On page SEO
  • Off page SEO
  • Thiết kế logo
  • Làm video

Tất cả mình có chia sẻ trên website này, bạn nhớ theo dõi nhé!

Nếu có khó khăn hay câu hỏi gì hãy comment bên dưới, mình sẽ cố gắng trả lời sớm nhất.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates