SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Cách tiếp cận khách hàng bằng Facebook Ads cho người mới bắt đầu

 


ShopBase
Sep 18, 2019 · 11 min read

Sau khi tạo được một store hoàn chỉnh, bây giờ là lúc bạn thực sự bước vào cuộc chiến kiếm sales. Facebook Ads chính là công cụ đắc lực nhất giúp bạn đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, để chạy quảng cáo với Facebook hiệu quả, bạn cần xác định được chính xác tập khách hàng mà bạn muốn nhắm tới.

Bạn có thể nghe tới rất nhiều các thuật ngữ như “retargeting”, “custom audience”, “lookalike”,… Nhưng những cách tiếp cận khách hàng này chỉ có thể sử dụng khi bạn đã có một lượng traffic tương đối ổn và bạn có sẵn dữ liệu để từ đó phát triển thêm.

Vậy cách tiếp cận nào là tốt nhất để bắt đầu với Facebook Ads khi bạn chỉ mới tạo store và chưa có tệp khách hàng sẵn có?

Bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng tập khách hàng tiềm năng với một công cụ cực kỳ hữu ích và có sẵn của Facebook: Saved Audience và Audience Insight.

Saved Audience

Saved Audience (Đối tượng đã lưu) giúp bạn tạo mới một nhóm đối tượng với những tuỳ chọn có sẵn của Facebook và lưu lại cho những lần sử dụng sau.

Các tuỳ chọn sẵn có của Saved Audience là:

1 — Custom Audience: cho phép bạn loại trừ hoặc thêm vào một tệp khách đã tương tác với website của bạn hoặc tệp khách bạn có sẵn. Vì bài viết này dành cho những người chưa có tệp khách hàng sẵn có nên chúng ta sẽ bỏ qua tuỳ chọn này.

2 — Vị trí địa lý: cho phép bạn nhắm tới (hoặc loại trừ) những người ở trong một thành phố, đất nước nhất định.

Bên cạnh việc chọn một khu vực địa lý cụ thể, bạn còn có những lựa chọn nâng cao hơn như:

  • People who live in this location (Những người sống trong khu vực này)
  • People recently in this location (Những người mới tới khu vực này trong thời gian gần đây)
  • People traveling in this location (Những người đang đi du lịch tại khu này)

Những lựa chọn nâng cao này giúp bạn thu hẹp đối tượng. Việc này vô cùng hữu ích khi bạn chạy quảng cáo cho một sự kiện trong khu vực.

Ví dụ, vào tháng 2 năm 2018, sự kiện Siêu Cúp bóng bầu dục Mỹ được tổ chức tại Minneapolis. Đây là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Ước tính có khoảng hơn 1 triệu người sẽ đổ về Minneapolis trong khoảng thời gian diễn ra sự kiện.

Nếu bạn muốn nhắm tới những người tham gia sự kiện này, đây là lúc bạn có thể sử dụng những lựa chọn nâng cao như “People traveling in this location”.

Khi sử dụng tính năng này, số lượng người nhìn thấy quảng cáo của bạn có thể khá thấp so với tiêu chuẩn của Facebook nhưng nếu đánh trúng vào nhu cầu và nhắm đúng đối tượng khách hàng thì chiến dịch của bạn hoàn toàn có thể thành công.

3 — Độ tuổi: Bạn có thể giới hạn độ tuổi của những đối tượng bạn muốn nhắm đến. Lưu ý, Facebook chỉ cho phép bạn quảng cáo tới những người trên 18 tuổi.

4 — Giới tính: Bạn có 3 lựa chọn ở mục này: Tất cả, Nam, và Nữ. Nếu sản phẩm của bạn chỉ dành riêng cho Nam hoặc Nữ, bạn có thể chọn ngay ở mục này. Trong trường hợp bạn không chắc sản phẩm của mình sẽ phù hợp hơn với Nam hay Nữ thì bạn có thể dùng công cụ Audience Insight để phân tích sâu hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu về công cụ này ở phần tiếp theo.

5 — Ngôn ngữ: Phần này đơn giản là lựa chọn ngôn ngữ mà bạn nghĩ khách hàng của bạn sẽ sử dụng. Thông thường, với người bán sản phẩm P.O.D thì phần này sẽ được lựa chọn là English (US).

6 — Nhắm mục tiêu chi tiết: cho phép bạn thêm (hoặc loại trừ) một nhóm đối tượng dựa trên các tiêu chí như thông tin nhân khẩu học, sở thích và/hoặc hành vi.

Để có thể nhập các thông tin vào phần này một cách chính xác và xây dựng chân dung khách hàng, bạn cần một công cụ phức tạp hơn, đó là Audience Insight.

Audience Insight

Audience Insight là công cụ cực kỳ hữu ích để phân tích và tìm hiểu về tập khách hàng mà bạn muốn nhắm tới, từ đó đưa quảng cáo của bạn tới đúng người hơn.

Audience Insight cho phép bạn chọn lọc những đặc tính về nhân khẩu học, hành vi của người dùng Facebook. Dữ liệu mà Facebook có đến từ hai nguồn chính:

1 — Dữ liệu người dùng chủ động cung cấp trên trang cá nhân như: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, công việc, nơi sinh sống,…

2 — Dữ liệu Facebook thu được từ các bên thứ 3: những thông tin như thu nhập, hành vi mua sắm được Facebook thu được từ các bên thứ ba. Tuy nhiên những thông tin này chỉ có sẵn với đối tượng Mỹ.

Để sử dụng công cụ này, bạn truy cập Ad Manager, tại bảng công cụ, chọn “Thông tin chi tiết về đối tượng” (hay Audience Insight với bản tiếng Anh).

Sau đó, Facebook sẽ yêu cầu bạn chọn loại đối tượng mà bạn muốn phân tích:

  • Người dùng Facebook nói chung.
  • Những người đã có kết nối với trang fanpage của bạn.

Lựa chọn thứ 2 — những người đã kết nối với Trang của bạn — sẽ phù hợp khi bạn đã có một lượng tương tác ổn định và muốn hiểu thêm về nhóm này.

Vì bài viết này dành cho những người mới bán nên chúng ta sẽ chỉ đi cụ thể vào đối tượng người dùng Facebook nói chung. Mục đích là để giúp bạn kéo được những traffic đầu tiên về cửa hàng.

Sau khi chọn loại đối tượng xong thì bạn sẽ vào tới giao diện chính của Audience Insight như dưới đây.

Ở cột trái màn hình, bạn sẽ thấy một bộ lọc cực kỳ chi tiết bao gồm:

  • Địa điểm
  • Độ tuổi và giới tính
  • Sở thích
  • Kết nối
  • Nâng cao (Trong mục này lại có thêm những bộ lọc sâu hơn. Phần này sẽ được nói cụ thể sau)

Những thông tin này sẽ giúp bạn phác thảo chân dung khách hàng mà bạn muốn nhắm tới một cách rõ ràng hơn.

Khi bạn nhập thông tin vào cột bên trái, biểu đồ hình cột ở màn hình chính sẽ phản ánh các thông tin về nhân khẩu học, hành vi, trình độ học vấn, theo tỷ lệ phần trăm.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi sâu vào một ví dụ cụ thể với sản phẩm là giày chạy bộ. Hãy cùng tiến hành các bước tìm hiểu về đối tượng khách hàng:

1 — Xây dựng các tiêu chí về nhân khẩu học

Địa điểm

Ở phần địa điểm, tuỳ chọn mặc định của Facebook là Hoa Kỳ. Bạn có thể xoá đi và thay bằng khu vực khác. Nếu bạn nhắm tới một thành phố và khu vực nhỏ hơn, bạn hoàn toàn có thể nhập tên thành phố thay vì tên nước.

Ở đây chúng ta giữ nguyên tuỳ chọn mặc định vì mục tiêu là bán hàng cho khách hàng Mỹ.

Độ tuổi và giới tính

Audience Insights chỉ cho phép bạn phân tích những người dùng trên 18 tuổi, bạn sẽ không thể chọn độ tuổi thấp hơn.

Ở đây, vì chúng ta không chắc chắn độ tuổi nào sẽ phù hợp nhất với sản phẩm của mình nên chúng ta sẽ tạm thời giữ nguyên tuỳ chọn mặc định là từ 18 đến bất kỳ.

Tương tự với phần giới tính, chọn Tất cả.

Sở thích

Mục này cho bạn rất nhiều lựa chọn về Sở thích (mối quan tâm) của người dùng, giúp bạn nhắm tới một đối tượng có những sở thích (mối quan tâm) cụ thể.

Vì sản phẩm của chúng ta là giày chạy bộ nên chúng ta sẽ chọn những người có sở thích chơi thể thao, cụ thể là môn chạy đua marathon.

Biểu đồ bên phải cho thấy những người có sở thích “chạy đua marathon” chủ yếu ở độ tuổi từ 25–34. Trong đó số lượng nam và nữ gần như tương đương, chỉ chênh nhau 6%.

Để mở rộng đối tượng, chúng ta chọn thêm những người có sở thích mua sắm giày.

Ngay khi thêm sở thích này vào, biểu đồ bên phải có thay đổi tương ứng.

Ngoài biểu đồ về độ tuổi và giới tính, bạn có thể biết thêm về tình trạng quan hệ và trình độ học vấn của tập khách hàng mà bạn đang muốn nhắm tới.

Có thể thấy hơn 50% trong số đó đã kết hôn và hơn 60% ở trình độ Đại học.

Nâng cao

Mục này cho phép bạn hiểu sâu hơn về người dùng với các lựa chọn về tình trạng quan hệ, học vấn, công việc, đã có con hay chưa, các sự kiện trong đời, và quan điểm chính trị (chỉ với người dùng Mỹ).

Từ những thông tin phân tích bên trên, chúng ta nhận thấy rằng, những người có sở thích chạy đua marathon và mua sắm giày đa phần là đã kết hôn. Vậy nên chúng ta sẽ thử chỉ chọn những người đã kết hôn.

Khi chọn những người đã kết hôn, biểu đồ bên trái cho ra kết quả khác hoàn toàn so với ban đầu. Những người ở độ tuổi 35–44 chiếm tỷ lệ cao nhất thay vì độ tuổi 24–34.

Tại mục này, nếu bạn có thể nhập càng nhiều thông tin thì kích thước tập khách sẽ càng nhỏ lại. Điều này sẽ giúp tối ưu quảng cáo của bạn thay vì việc bạn quảng cáo tới quá nhiều người.

2 — Phân tích những thứ khách hàng của bạn đang thích

Sau khi đã có những thông tin cơ bản về nhân khẩu học, bước tiếp theo, chúng ta sẽ có thể xem những người chúng ta định nhắm tới đang thích những trang như thế nào.

Bước này, bạn bấm vào Lượt thích Trang để xem:

Ở đây, bạn có thể thấy một danh sách những nội dung được thích nhiều nhất cùng với một trang fanpage được thích nhiều nhất trong mỗi danh mục.

Ngay phía dưới là danh sách những trang fanpage được thích nhiều nhất:

Facebook đánh chỉ số Liên quan cho mỗi trang dựa trên mối liên hệ, kích thước trang và số người trong tệp khách hàng của bạn đã thích những trang này. Chỉ số liên quan được đánh theo thứ tự tăng dần, càng xuống cuối thì mức độ liên quan giảm dần.

Bạn có thể vào từng trang trong danh sách này để nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh của bạn, cách họ đang hoạt động. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem cách tập khách hàng này tương tác như thế nào, họ có những đặc điểm gì khác ngoài những thông tin mà bạn đưa vào ban đầu.

Khi mà bạn đã tìm được một danh sách những trang tương đồng nhất với bạn, bạn có thể quay lại thanh công cụ bên trái, nhập tên các fanpage đó vào mục Interest để phân tích thông tin nhân khẩu học của những người thích các trang đó.

3 — Phân loại tập khách hàng theo vị trí địa lý, ngôn ngữ và thiết bị họ sử dụng

Vị trí

Ngay bên cạnh Lượt thích trang là Vị trí, ở đây chúng ta có thể thấy những thành phố mà tệp khách hàng của bạn đang tập trung nhiều nhất

Phần này sẽ có ích hơn nếu bạn đang quảng cáo cho một cửa hàng tại địa phương. Trong trường hợp bạn có thể giao hàng tới toàn nước Mỹ thì phần này không quan trọng lắm.

Hoạt động

Ở phần này, bạn sẽ thấy hai thông tin chính: Tần suất hoạt động và Thiết bị của người dùng.

  • Tần suất hoạt động: số lần những người trong tập khách mà bạn đang nhắm tới thực hiện những hành động như: bình luận, bấm thích, bấm vào quảng cáo, vân vân.
  • Thiết bị: cho thấy người dùng chủ yếu sử dụng loại thiết bị nào. Thông tin này giúp bạn tạo những nội dung quảng cáo, hình ảnh phù hợp với thiết bị của tập khách hàng của bạn.

Sau khi đã hoàn tất việc nghiên cứu và xây dựng tập khách hàng tiềm năng, bạn có thể bấm nút Tạo quảng cáo để bắt đầu chạy quảng cáo cho tập này.

Nếu chưa muốn tạo quảng cáo ngay, bạn có thể Lưu lại thành một tập Saved Audience.

Kết thúc

Như vậy, với hai công cụ Saved Audience và Audience Insight, bạn đã có thể phần nào xây dựng được chân dung khách hàng và tập khách hàng tiềm năng của mình.

Những người có kinh nghiệm sẽ tạo ra nhiều tệp Saved Audience khác nhau cho mỗi quảng cáo của họ. Tuỳ vào tính chất của mỗi tệp mà chúng ta có thể tạo những nội dung, hình ảnh quảng cáo khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Nên nhớ rằng, bạn có thể sẽ không lập tức thành công ở những lần thử đầu tiên. Tuy nhiên, trong quá trình chạy thử, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tệp khách hàng của mình để đưa ra điều chỉnh thích hợp.

Tạo store của riêng bạn và bắt đầu bán hàng với ShopBase ngay thôi >>

Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates