SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Start up nên xây dựng thương hiệu ngay từ đầu


Giá cả, giá thành và giá trị sản phẩm là các yếu tố khác nhau cấu thành nên hàng hóa. Nếu biết cách tăng giá trị sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể khiến khách hàng “rút ví” dễ dàng và quay lại vào lần kế tiếp. Đặc biệt, dịch vụ khách hàng hoàn hảo cũng góp phần làm tăng giá trị sản phẩm.

Định nghĩa giá cả, giá thành và giá trị sản phẩm

Giá cả có thể được hiểu là khoản tiền phải trả để sở hữu sản phẩm. Giá thành là số tiền phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, hay giá trị được tính bằng tiền của các nguồn lực tạo ra sản phẩm. Ngược lại, giá trị nhằm ám chỉ ích lợi của hàng hóa hay dịch vụ đối với một cá nhân cụ thể.
Thị trường là nơi hàng triệu sản phẩm và dịch vụ được giao dịch mỗi ngày, chúng khác biệt về kích cỡ, hình dáng, màu sắc, chức năng… Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng bất cứ khi nào muốn mua một sản phẩm đó là: “Giá cả của hàng hóa hay dịch vụ là bao nhiêu?”, “Chi phí để sản xuất ra chúng là bao nhiêu?” và “Sản phẩm hay dịch vụ mang đến lợi ích gì cho tôi?”. Hãy xem những điểm khác biệt cơ bản giữa giá cả, giá thành và giá trị dưới đây:
Tăng giá trị sản phẩm 1
Phân biệt giá cả, giá thành và giá trị sản phẩm

Vai trò của giá trị sản phẩm

Trang BusinessDictionary.com chỉ ra rằng giá trị sản phẩm “có thể có rất ít hoặc không có liên quan gì với giá cả thị trường và phụ thuộc vào khả năng của sản phẩm khi thỏa mãn nhu cầu khách hàng”. Những thương hiệu thành công hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu tới gốc rễ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cụ thể của khách hàng. Trong khi nhiều công ty lại thường chỉ đơn giản thiết lập một mức giá và phát triển các chiến lược marketing dựa trên những gì họ nghĩ khách hàng muốn, những thương hiệu có tầm nhìn chiến lược thường căn cứ vào các dấu hiệu diễn ra dưới bề nổi thị trường.
Giá trị sản phẩm là yếu tố trợ giúp đắc lực trong marketing. Dưới đây là những lợi ích khi giá trị sản phẩm được thể hiện rõ ràng và thu hút:
  • Tạo sự khác biệt mạnh mẽ giữa công ty của bạn và các đối thủ cạnh tranh.
  • Không những tăng số lượng mà còn tăng chất lượng khách hàng tiềm năng.
  • Giành thị phần trong những phân khúc mục tiêu.
  • Cải thiện khả năng quản lý và điều hành công ty.
  • Tăng lợi nhuận.
  • Đảm bảo rằng moi người trong công ty tương tác với khách hàng theo một thông điệp chung.
Về cơ bản, việc tăng giá trị sản phẩm cần đáp ứng những yêu cầu sau:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates