Quản trị marketing (tiếng Anh: marketing manager) là chức năng quản trị đặc biệt của doanh nghiệp. Theo đó, quản trị marketing có quá trình thực hiện và các đặc điểm cần chú ý.
Định nghĩa quản trị marketing (Marketing Management)
Quản trị marketing trong tiếng Anh gọi là Marketing Management.
Quản trị marketing là sự phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và điều khiển các chiến lược, chương trình marketing nhằm thực hiện các trao đổi mong muốn với thị trường mục tiêu để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược và kế hoạch marketing theo yêu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu và việc sử dụng tập hợp các công cụ marketing như sản phẩm, giá cả, truyền thông và phân phối có hiệu quả, nhằm cung cấp, thúc đẩy và phục vụ thị trường.
Quá trình quản trị marketing
Quá trình quản trị marketing có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Lập kế hoạch marketing: Xây dựng các chiến lược, kế hoạch marketing và các quyết định marketing cụ thể. Bộ phận quản trị marketing phải tiến hành một loạt các công việc xây dựng kế hoạch marketing: Phân tích cơ hội marketing; phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu; xác lập chiến lược marketing; xác lập marketing- mix...
- Tổ chức và thực hiện các chiến lược và kế hoạch marketing đã xây dựng: Xây dựng bộ máy quản trị marketing với cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng nhân viên rõ ràng để thực hiện được các hoạt động marketing thực hiện các hoạt động marketing theo kế hoạch đã lập
- Kiểm soát hoặc điều khiển: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động marketing trên thị trường của doanh nghiệp. Người làm marketing cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, xác định các phương pháp đánh giá chủ yếu và quy trình thực hiện.
Đặc điểm của quản trị marketing
- Hoạt động động quản trị theo mục tiêu: Đặt ra những mục tiêu dự định để thực hiện và xác định rõ thị trường mục tiêu để tập trung nỗ lực vào nhóm khách hàng mục tiêu đó.
- Quản trị quá trình cung ứng gía trị cho khách hàng: Toàn bộ hoạt động marketing tập trung vào phát hiện, lựa chọn, tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị mong muốn cho khách hàng.
- Quản trị khách hàng và nhu cầu thị trường: Quản trị marketing có nhiệm vụ tác động đến mức độ, thời điểm, cơ cấu của nhu cầu có khả năng thanh toán theo những cách thức khác nhau để giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu.
Có 8 trạng thái để xem xét khi đưa ra các quyết định marketing phù hợp:(1) Nhu cầu có khả năng thanh toán âm; (2) Cầu bằng không ( Chưa có cầu); (3) Cầu tiềm ẩn; (4) Cầu giảm sút; (5) Cầu thất thường; (6) Cầu bão hòa; (7) Cầu quá mức; (8) Cầu có hại.
- Bao trùm tất cả các quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác và môi trường bên ngoài. Quản trị các mối quan hệ đang trở thành trọng tâm của quản trị marketing.
Các đối tác và tổ chức liên quan của doanh nghiệp thường bao gồm cổ đông vàc chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý , người lao động, khách hàng, các nhà cung cấp,…Trong các quan hệ này, cần được xây dựng chiến lược và chương trình cụ thể nhằm tạo lập, duy trì phát triển quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Cần kết hợp các công cụ marketing truyền thống với các công cụ marketing trên nền công nghệ số và mạng internet. Ngày nay các công cụ marketing trên nền công nghệ số đang ngày càng được sử dụng phổ biến với khả năng tiếp cận khách hàng nhanh hơn, phạm vi thị trường rộng hơn và chi phí thấp hơn.
- Bao gồm một tập hợp các hoạt động chức năng kết nối các chức năng quản trị khác của doanh nghiệp với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thị trường và đạt lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và có bộ máy tổ chức quản trị marketing hợp lý. Năng lực của đội ngũ nhân lực marketing quyết định đến hiệu quả hoạt động marketing qua các kế hoạch và chiến lược mà họ hoạch định và qua kĩ năng thực hiện các công việc cụ thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét