Cũng tương tự như đối với chiến lược chi phí thấp, khi tiến hành chiến lược đa dạng hóa, những ưu điểm đối với doanh nghiệp được xem xét trong khuôn khổ các lực lượng cạnh tranh trong ngành:
Đổi với những doanh nghiệp cạnh tranh hiện lại
Doanh nghiệp ít bị cạnh tranh bởi các đối thủ này do khách hàng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt hóa và sản phẩm doanh nghiệp khó bị bắt chước.
Đối với khách hàng
Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp tạo ra lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi khách hàng đã quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với những nghiệp tố đặc thù thi họ thường rất khó thay đổi chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác. Đây chính là nghiệp tố giúp doanh nghiệp đối phó với cạnh tranh. Khách hàng có xu hướng trung thành với những sản phẩm có đặc điểm khác biệt và mang lại giá trị cao cho họ. Khi mà khách hàng càng trung thành với nhãn hiệu thì họ càng ít bị tác động bởi các nghiệp tố về giá cả. Tức là sự nhạy cảm về giá trong trường hợp này giảm, do đó doanh nghiệp ít bị sức ép đòi giảm giá. Thêm vào đó, khách hàng còn bị phụ thuộc vào doanh nghiệp, người cung cấp sản phẩm đặc thù thỏa mãn nhu cầu của họ.
Đối với nhà cung cấp
Đối với chiến lược khác biệt hóa, để có được sản phẩm đặc thù đòi hỏi nghiệp tố đầu vào cũng phải ở một mức độ chất lượng cao nhất định và có thể giá cả đầu vào cũng cao khiến cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên doanh nghiệp quan tâm tới việc sản phẩm được khách hàng chấp nhận với mức giá là bao nhiêu hơn là vấn đề về chi phí sản xuất. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể chấp nhận sự táng giá nguyên vật liệu đầu vào tốt hơn so với các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp.
Đổi với các đối thủ tiềm ấn
Sự khác biệt hóa và lòng trung thành đối với nhãn hiệu sản phẩm là rào cản đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh phải tạo ra thế mạnh riêng, sự khác biệt đặc trưng của mình, và điều này rất tốn kém, chi phí lớn.
Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế có thể sẽ nhẹ bớt vì phụ thuộc vào khả năng của các sản phẩm của các đối thủ thỏa mãn cùng những nhu cầu của khách hàng của hãng khác biệt hóa và khả năng phá vỡ lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Trong trường hợp xuất hiện sản phẩm thay thế, doanh nghiệp phải định giá sản phẩm sao cho mức giá vẫn được thị trường chấp nhận..
Những nhược điểm cơ bản của chiến lược:
Chiến lược này thường đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư lớn vìsự khác biệt hóa.
- Khả năng dễ bị bắt chước nhanh chóng bởi các đối thủ khác trong ngành. nhất là khi sự khác biệt hóa của sản phẩm xuất phát từ thiết kế và đặc điềm vật lý của sản phẩm. Khi bị bắt chước, lợi thế về khác biệt hóa của doanh nghiệp sẽ biến mất.
- Khi theo đuổi chiến lược, doanh nghiệp dễ đưa ra những sản phẩm với những đặc tính cao quá mức cần thiết dẫn đến tốn kém nhưng khách hàng không cần, không xem trọng hoặc không biết đến và không đánh giá cao.
Việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ không cho phép doanh nghiệp xem nhẹ vấn đề chi phí. Phần chênh lệch giá phái lớn hơn chi phí bổ sung để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm. Nếu không đảm bảo nguyên tắc đó, doanh nghiệp sẽ mất ưu thế cạnh tranh. Hơn nữa, khi doanh nghiệp đang tìm cách khác biệt hỏa sản phẩm thì cần hướng mục đích vào việc đạt mức chi phí tương đương hoặc gần tương đương với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, cần phải giảm chi phí ở những phần nào không làm ảnh hưởng đến tính khác biệt của sản phẩm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét