Quảng cáo trên google (google ads) có nhiều loại như Google Search Ads (Quảng cáo mạng tìm kiếm), Quảng cáo Google Display Network (GDN), Quảng cáo Youtube, Quảng cáo Mobile App. Tuy nhiên xét về độ phổ biến và hiệu quả nhất thì Google search ads mang lại hiệu quả nhanh nhất, bởi vì bạn biết đấy, hầu như khi bạn cần mua thứ gì, tìm hiểu thông tin gì bạn cũng đều nhờ tới bác google “thàn chưởng” đúng không nào?
Khác với quảng cáo Facebook, thì quảng cáo google tiếp cận với khách hàng “đã có nhu cầu”, do vậy nếu quảng cáo của bạn xuất hiện ngay trên đầu trang sẽ tăng cơ hội được khách hàng xem và mua hàng hơn các đối thủ khác.

1. Tổng quan quảng cáo Google Search Ads

Quảng cáo google search ads là một loại hình quảng cáo trả phí của Google cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình trên trang tìm kiếm Google. Người sử dụng dịch vụ Google search ads trả tiền để các mẫu quảng cáo được hiển thị và người tìm kiếm click vào.
Vị trí hiển thị của quảng cáo google xuất hiện ở 4 vị trí đầu kết quả tìm kiếm và đôi khi nằm ở dưới cùng kết quả tìm kiếm.

Vị trí quảng cáo google search ads trên đầu trang
Vị trí quảng cáo google search ads trên đầu trang
Quảng cáo của bạn được hiển thị vị trí cao hay thấp là do 2 yếu tố:
– Giá thầu mà bạn chi trả cho từ khóa: Bạn có thể thiết lập giá thầu bạn muốn hoặc để google auto bid giá
– Chất lượng trang đích: nếu trang đích của bạn kém chất lượng, không mang lại lợi ích cho  người dùng, không liên quan từ khóa thì sẽ bị đánh giá điểm thấp và hiển thị vị trí thấp. (ví dụ ở đáy trang, thậm chí trang 2,3 nếu từ khóa cạnh tranh cao)các sản phẩm online hoặc ứng dụng hơn là sản phẩm thực tế.

Quảng cáo ở vị trí dưới đáy trang
Quảng cáo ở vị trí dưới đáy trang

2. Cách tạo một chiến dịch Google search ads

Tương tự như quảng cáo Facebook thì trước hết bạn cần có một thẻ thanh toán quốc tế để ads vào tài khoản, và tất nhiên là một goolge mail (Gmail).
Đầu tiên bạn truy cập website https://ads.google.com/home/ đi đến phần chiến dịch và tạo chiến dịch mới.

2.1 Lựa chọn mục tiêu cho chiến dịch

Google đưa cho bạn 7 mục tiêu cho bạn chọn gồm doanh số, khách hàng tiềm năng, lưu lượng truy cập web, cân nhắc thương hiệu và sản phẩm, phạm vi tiếp cận và thương hiệu. Ngoài ra bạn có thể tạo 1 chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu nào cả.
Sau khi bạn chọn một mục tiêu thì Google sẽ tiếp tục đưa ra cho bạn 5 loại hình chiến dịch quảng cáo tìm kiếm Google search ads, quảng cáo hiển thị GDN, quảng cáo mua sắm, video và ứng dụng toàn cầu.

Mục tiêu chiến dịch quảng cáo Google
Mục tiêu chiến dịch quảng cáo Google
Doanh số: Thúc đẩy bán hàng trực tuyến, trong ứng dụng, qua điện thoại hoặc tại cửa hàng (loại chiến dịch tìm kiếm, hiển thị, mua sắm)
Khách hàng tiềm năng: Nhận được khách hàng tiềm năng và các chuyển đổi khác bằng cách khuyến khích khách hàng thực hiện hành động
Lưu lượng truy cập trang web: Có được người phù hợp truy cập vào trang web của bạn
Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm: Khuyến khích mọi người khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
Phạm vi tiếp cận và nhận thức thương hiệu: Tiếp cận nhiều đối tượng và xây dựng nhận thức
Quảng bá ứng dụng: Tăng số lượt cài đặt và tương tác cho ứng dụng của bạn (chỉ có loại chiến dịch ứng dụng toàn cầu)
Ở đây mình sẽ chọn mục tiêu lưu lượng truy cập trang web và loại chiến dịch tìm kiếm (các quảng cáo sẽ xuất hiện trên công cụ google search)

tạo chiến dịch quảng cáo
tạo chiến dịch quảng cáo
Có 4 bước bạn cần làm để tạo 1 chiến dịch: Cài đặt chiến dịch -> thiết lập nhóm quảng cáo -> Tạo quảng cáo -> Xác nhận.

2.2 Cài đặt chiến dịch

Điền tên trang web, tên chiến dịch và đi đến mục chọn vị trí địa lý. Ở đây bạn có thể nhập nhiều vị trí bạn muốn, các tỉnh thành, hoặc là nhắm mục tiêu theo bán kính. Ngoài ra bạn có thể loại trừ các vị trí bạn không muốn quảng cáo hiển thị.

Cài đặt chiến dịch quảng cáo Google
Cài đặt chiến dịch quảng cáo Google
nham-muc-tieu-vi-tri-min

nham-muc-tieu-ban-kinh-min

loai-tru-vi-tri-min
iếp theo bạn sẽ có các phần đặt ngân sách, đặt giá thầu (theo chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, số nhấp chuột)
Ngày bắt đầu và kết thúc chiến dịch.
Tiếp theo tới phần đối tượng như là nhân khẩu học (tình trạng hôn nhân, giáo dục, sở hữu nhà cửa, cha mẹ)

Đối tượng nhắm tới trong quảng cáo Google
Đối tượng nhắm tới trong quảng cáo Google
Họ đang tích cực nghiên cứu hoặc lập kế hoạch những gì (bất động sản, các dịch vụ  sản phẩm làm đẹp, du lịch, tài chính, giáo dục, hẹn hò,…) có rất nhiều đối tượng cho bạn lựa chọn, phong phú gần như Facebook ads.
Tiếp theo tới phần tiện ích mở rộng
– liên kết trang web: các phần bổ sung chi tiết hơn cho quảng cáo của bạn
–  tiện ích mở rộng chú thích: thêm một số chú thích mô tả kỹ hơn ưu điểm/hiệu quả nổi trội của sản phẩm
– tiện ích mở rộng cuộc gọi: số điện thoại của bạn
Bạn có thể thêm sau phần này cũng được.

2.3 Thiết lập nhóm quảng cáo

Ở phần này bạn cần chú ý các loại từ khóa:

Thiết lập nhóm quảng cáo
Thiết lập nhóm quảng cáo
ví dụ bạn muốn từ khóa liên quan tới sản phẩm dưỡng trắng da
– từ khóa Đối sánh rộng (Broad Match): kem dưỡng trắng da.
thì khi người dùng search bất kì từ khóa gì có chứa một trong các từ trên đều có thể xuất hiện quảng cáo. Ví dụ kem dưỡng mắt, kem dưỡng da mùa đông, cách chăm sóc da,…
– Đối sánh điều chỉnh kết hợp rộng (Broad Modifier Match): Đối sánh này giúp bạn kiểm soát tốt hơn vấn đề trên bằng cách thêm dấu + trước từ mà bạn muốn khóa lại.
Ví dụ kem dưỡng + trắng da, thì khi người dùng search kem dưỡng mắt sẽ không ra nữa.
– Đối sánh cụm từ (Phrase Match): giúp bạn kiểm soát được chặt chẽ hơn nữa khi thêm dấu ngoặc kép cho từ khóa. ví dụ “kem dưỡng trắng da”, thì chỉ những từ khóa có chứa cụm từ kia thì mới hiển thị quảng cáo của bạn như là kem dưỡng trắng da mùa đông, kem dưỡng trắng da Hàn Quốc, cách làm kem dưỡng trắng da
Đối sánh chính xác (Exact Match): loại đối sánh này đảm bảo quảng cáo của bạn hiển thị với kết quả tìm kiếm giống y hệt từ khóa bạn chọn. Bạn sẽ đặt từ khóa này trong dấu [kem dưỡng trắng da]
Khuyến khích bạn nên dùng đối sánh điều chỉnh kết hợp rộng (Broad Modifier Match), và đối sánh cụm từ (Phrase Match)
Để xác định từ khóa nên chọn bạn có thể dùng một số công cụ google Keywords tool https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/keyword-planner/, https://keywordtool.io/

2.4 Tạo quảng cáo

Quảng cáo google search ads hiện tại đã cho bạn viết được rất nhiều nội dung, có tới 3 tiêu đề (mỗi tiêu đề 30 kí tự), 2 dòng mô tả (mỗi mô tả tới 90 kí tự). Ngoài ra bạn còn có thể thêm chú thích, liên kết cuộc gọi, liên kết trang web. Điều này giúp quảng cáo của bạn “khoe” chi tiết những ưu điểm, hiệu quả, khuyến mãi,… tới người dùng khá chi tiết.

Thiết lập quảng cáo google
Thiết lập quảng cáo google

2.5 Xác nhận Quảng cáo

xác nhận quảng cáo hoàn thành

3. Cách tính phí quảng cáo google ads

Quảng cáo Google Search Ads có 3 hình thức tính phí
– CPC (cost per click): tính phí theo số lần nhấp chuột vào mẫu quảng cáo goole. Mỗi một lần khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn phải chi trả cho google một khoản phí nhất định. Cách tính phí này được nhiều nhà quảng cáo lựa chọn vì cách tính hợp lý.
– CPM (cost per miles): Trả phí cho 1000 lượt hiển thị trên google
– CPA (cost per action): Tính phí theo số chuyển đổi hoặc khi có người thực hiện một hành động cụ thể trên website của bạn sau khi nhấp quảng cáo,có thể là điền form thành công, đặt hàng, hoặc cài đặt app,… Tuy nhiên chi phí cho một hành động cụ thể này rất cao, và bạn cần phải có một phương án hợp lý để đong đếm hiệu quả, phù hợp với các sản phẩm online hoặc ứng dụng hơn là sản phẩm thực tế.