SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Cô giáo trẻ dạy online thu hút 15.000 fan tham gia.

Từ một cô gái chỉ có hơn 1.000 bạn trên Facebook, sau 5 tháng dạy học online, cô giáo trẻ đã được hơn 15.000 người theo dõi Facebook và có khoảng 10.000 người theo học tại Moon.vn.
Cô giáo trẻ Phan Thị Điệu nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh khi trang cá nhân luôn đầy ắp video, livestream với những status gửi đến học trò của mình. Trang facebook của Phan Thị Điệu cũng là nơi để cô và trò trao đổi kiến thức và quá trình học tập.
Trên Moon.vn - trang giáo dục trực tuyến mà cô tham gia làm giáo viên tiếng Anh có khoảng 10.000 người theo học.
HANU-VU MTESOL anh 1
Phan Thị Điệu giản dị ở đời thường. 

“Tất cả bắt nguồn từ một cuộc trò chuyện với cô Phượng - điều phối chương trình thạc sĩ của Đại học Victoria (Australia) khi mình vừa tốt nghiệp Đại học Hà Nội (HANU). Mình rất muốn du học để lấy bằng thạc sĩ nhưng chi phí rất cao, mà mình lại vừa được nhận vào giảng dạy trong trường, muốn bắt tay ngay vào công việc. Tình cờ trò chuyện với cô Phượng, mình biết đến chương trình thạc sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh (MTESOL) liên kết với Đại học Victoria (Australia), tổ chức tại Đại học Hà Nội. Đây là một hình thức du học tại chỗ và mình thấy khá hợp lý và phù hợp với bản thân".
Phan Thị Điệu gặp khá nhiều khó khăn trong suốt quá trình học tập nhưng luôn được các thầy cô quản lý chương trình tạo điều kiện giúp đỡ. "Bên cạnh việc gia đình vay vốn sinh viên, mình tự trang trải từ hồi học năm nhất. Sau khi ra trường, mình đi làm để trả phần vay này cho bố mẹ, đồng thời học chương trình thạc sĩ Mtesol. Đã có lúc, tài chính khó khăn, mình buộc phải xin nhà trường bảo lưu một kỳ học để tranh thủ đi làm kiếm tiền học tiếp. Các cán bộ ở văn phòng VU đã tận tình giúp đỡ mình từ giấy tờ cần thiết đến hướng dẫn thủ tục. Thời gian làm luận văn, giảng viên và các điều phối viên tại Hà Nội liên tục gọi điện hỏi thăm để giúp đỡ và giải đáp vướng mắc".
HANU-VU MTESOL anh 2
Cô giáo trẻ có nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong sự nghiệp của mình. 

Bên cạnh đó, tấm lòng, tình yêu nghề của những giáo viên như cô Kate Cadman - giảng viên môn phương pháp và thiết kế nghiên cứu giáo dục đã trở thành động lực để Phan Thị Điệu chinh phục ước mơ của mình. 
"Thời điểm chọn đề tài luận văn cũng đúng lúc nhà trường phân cho mình đứng lớp kỳ học đầu tiên, dạy môn viết. Mình có thói quen sửa chi tiết từng bài cho sinh viên, nhưng sau nhiều lần sửa, sinh viên vẫn mắc lỗi ấy. Vì thế, mình chọn đề tài 'Tìm ra cách chữa bài hay nhất, hiệu quả nhất cho sinh viên khoa Anh'. Các thầy cô HANU tạo điều kiện cho mình nghiên cứu dựa trên sinh viên của khoa", cô giáo trẻ chia sẻ.
HANU-VU MTESOL anh 3
Phan Thị Điệu từng bước chinh phục ước mơ của mình với sự giúp đỡ của các thầy cô trường ĐH Hà Nội và Đại học Victoria. 

Bên cạnh sự giúp đỡ của các thầy cô trường Đại học Hà Nội, Phan Thị Điệu cũng nhận được sự quan tâm của các giảng viên trường Victoria. "Ban đầu, cô Kate nhận hướng dẫn mình. Nhưng sau khi đọc đề cương luận văn và nhận thấy đề tài phù hợp với môn đổi mới, cô Rachel - giáo viên dạy môn này đã lập tức đề nghị hướng dẫn thay cô Kate. Nhưng cả quá trình làm luận văn, nếu mình gặp vướng mắc khi nghiên cứu tâm lý sinh viên, cô Kate cũng sẵn lòng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc. Khi cô Rachel không ở Việt Nam, thì thầy Martin Andrew - điều phối viên đã thay cô duyệt cho mình từng giai đoạn, còn cô Barbara dạy môn đánh giá đã hỗ trợ mình duyệt từng bảng hỏi. Khi mình bắt tay vào viết luận văn, ở bên Australia, cô Rachel đôn đáo lo hết các thủ tục với nhà trường. Nếu có vấn đề gì không trả lời ngay được, cô cũng lập tức gửi email và hẹn ngày phản hồi. Các thầy cô đã giúp mình vượt qua những hoang mang, lo lắng của một giảng viên trẻ", Phan Thị Điệu cho biết.
HANU-VU MTESOL anh 4
Cô giáo Phan Thị Điệu thực hiện bài giảng online. 

Nữ giáo viên trẻ chia sẻ: "Những bạn chọn làm luận văn, về lý thuyết sẽ không phải học hai môn cuối là đổi mới và đánh giá. Nhưng bọn mình vẫn có thể lên lớp để đề phòng nếu không thể hoàn thành luận văn sẽ có kết quả học tập và bằng tốt nghiệp. Như vậy, học viên vừa được học thực chất, vừa có bằng cấp như mong đợi. Thậm chí, những bạn có thời gian, có thể hoàn thành và bảo vệ luận văn chỉ trong 6 tháng, thay vì một năm".
Phan Thị Điệu cho biết, cô được tiếp xúc với những tiêu chuẩn nghiên cứu mang tầm quốc tế, trong đó có sử dụng phần mềm kiểm tra mức độ trùng hợp thông tin trong luận văn so với các công trình nghiên cứu khác. Đặc biệt, cô được hướng dẫn cách nghiên cứu, khảo sát dựa trên dữ liệu. Qua đó, cô thêm hiểu tình cảm, tâm lý của học sinh với môn tiếng Anh và cách dạy của giáo viên.
Tuy đã hoàn tất khóa học tại Đại học Victoria, Phan Thị Điệu vẫn nhận được tư vấn từ các thầy cô giáo tại trường. Cô cho biết: "Chính nhờ các thầy cô trong khóa học thạc sĩ này, mình đã dạy từng bài giảng, viết từng status trên Facebook dạy tiếng Anh online thật tâm huyết. Bởi mình biết, hiểu và quan tâm đến tâm lý, đến sự tiến bộ của mỗi học viên đang dõi theo mình”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates