Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trò chuyện cùng thủ khoa Đỗ Duy Hiếu trong buổi lễ trao giải Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2013.
Dạy học online hai chiều đã trở thành “thương hiệu” của chàng trai này.
Cùng đam mê với dạy học trực tuyến, Hoàng Đình Quang (sinh năm 1994), sinh viên năm thứ tư, Đại học Ngoại thương Hà Nội, là tác giả cuốn sách Công phá Hóa học, được nhiều học sinh yêu thích.
Hiện, Đình Quang có khoảng 50 bài giảng online trên YouTube với tổng 700.000 lượt xem và khoá học miễn phí trên mạng giáo dục trực tuyến với gần 2.000 học viên. Tháng 5/2017, Đình Quang mở lớp học miễn phí thu hút 200 học sinh mỗi buổi tại Viện đào tạo liên tục – Đại học Bách khoa Hà Nội.

Lại Đắc Hợp – sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội – cũng là một sinh viên có đam mê với dạy học trực tuyến. Trong kỳ thi THPT quốc gia, Lại Đắc Hợp đưa ra bài bài giảng online rất sớm, lý giải sai sót trong đề thi Vật lý. Hợp chia sẻ: “Ban đầu, mình chỉ định đưa ý kiến trên trang cá nhân. Nhưng sau đó mình nghĩ, kỳ thi tác động đến hàng nghìn thí sinh nên nhất định phải công khai ý kiến”.
Sau đó, Bộ GD&ĐT đã phản hồi chính thức, thừa nhận các dữ kiện của đề bài đúng về mặt toán học mà chưa đủ ý nghĩa Vật lý và “tặng” cho tất cả thí sinh dự thi môn Vật lý 0,2 điểm.

Khó khăn dạy online

Có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đam mê với dạy học trực tuyến, tuy nhiên bước vào con đường dạy trực tuyến, Đỗ Duy Hiếu đối mặt áp lực về kinh tế khi phải bỏ ra khoản lương lớn cho nhân viên trong dự án dạy học online và đầu tư cho công nghệ. Dự án của Đỗ Duy Hiếu mới ra đời 6 tháng, đã có 2.500 người tham gia, bao gồm cả giáo viên, học sinh.
Còn nam sinh Ngoại thương, với việc thực hiện các bài giảng miễn phí, Hoàng Đình Quang bị nhiều người chỉ trích “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Tại sao không dùng số thời gian và sức lực đó để kiếm tiền cho chính mình?
Quang tâm sự: “Việc thức khuya khiến sức khỏe của mình bị giảm sút, ít có thời gian dành cho bản thân và gia đình, không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Nhưng mình hoàn toàn không hối hận vì những gì được nhận lại. Ngày càng có thêm nhiều học sinh đỗ đại học và đam mê môn Hóa”.
Với những thầy cô giảng dạy online còn là sinh viên, việc thực hiện những bài giảng video không đơn giản. Thiếu kinh phí để mua trang thiết bị, Hoàng Đình Quang phải tự mượn máy quay và thực hiện tất cả công đoạn. Từ 23h đến 2h sáng hôm sau, Quang mượn phòng kho của một nhà sách để quay bài giảng.
Chàng trai 9X luôn tâm niệm: “Cuộc đời mỗi người đều rất ngắn ngủi, vậy tại sao phải quá bon chen và ích kỷ, thay vào đó, hãy cố gắng cống hiến sức trẻ cho cộng đồng. Điều đó mới làm nên ý nghĩa thực sự cho cuộc sống của mỗi người. Mình tin, việc làm xuất phát từ trái tim rồi cũng sẽ đến được với các trái
Còn Lại Đắc Hợp bày tỏ, đằng sau những bài giảng online là việc chuẩn bị công phu: “Thời gian chuẩn bị nhiều gấp 3 lần lúc quay. Nhiều khi đang quay, máy bị lỗi, mình phải làm lại từ đầu. Do lịch học trên trường khá nặng, mình thường tranh thủ quay bài vào 11h, 12h đêm”.
Đắc Hợp đang thực hiện khóa học Vật lý theo mô hình Lớp học đảo ngược kết hợp online và offline miễn phí. Tại đây, học sinh sẽ xem bài giảng video ở nhà, đến lớp trao đổi làm bài tập. Ngoài dạy học qua những video, Lại Đắc Hợp cũng nhận giúp đỡ học trò học qua Skype như một trải nghiệm thú vị.
Nguồn: news.zing.vn