SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Dạy học online và những hiểu lầm tai hại

TS Vũ Thế Dũng - Bài viết trên báo Thanh Niên

E-Learning (giáo dục trực tuyến, hay dạy học online) có những giá trị, vẻ đẹp rất riêng, nhưng cũng đang có những hiểu lầm tai hại, nhất là trong thời điểm dịch virus corona mà hình thức giảng dạy, học tập này được nói đến rất nhiều. 

Một học sinh đang học online  /// Thu Thủy
Một học sinh đang học online
THU THỦY
Để có thể áp dụng E-Learning (dạy và học online) một cách hiệu quả, cần hiểu rõ về hình thức giảng dạy, học tập này. 


Kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử của hàng trăm triệu học sinh Trung Quốc

E-Learning là gì?

Thực ra việc hiểu E-Learning là gì, những ứng dụng của nó trong giảng dạy ở Việt Nam còn chưa được hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc. Trong quan sát của tôi, có thể tạm phân việc ứng dụng E-Learning của các trường hiện nay thành 5 bậc.
Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. Ở bậc 2, E-Learning chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Ở, bậc 3, E-Learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo.
Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục, và trở thành một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lý như lớp học đảo ngược (flipped classroom). Đây là bậc cao. Ở mức độ này, có sự hiểu biết và đầu tư mạnh của lãnh đạo nhà trường, nhưng E-Learning vẫn chỉ là công cụ dạy và học chứ chưa thay đổi cấu trúc và mô hình vận hành của nhà trường.

Dạy học online và những hiểu lầm tai hại - ảnh 1

Các bậc của E-Learning
VŨ THẾ DŨNG
Tuy nhiên, ở bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn (digitalization) mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lý, chất lượng. Ở bậc này nó thực sự thay đổi cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.
Hầu hết các trường ở Việt Nam, theo quan sát chủ quan của tôi, đang ở bậc 1, 2. Số ít ở bậc 3. Bậc 4 diễn ra ở một số môn học, ở một số trường lớn nhưng chưa mang tính hệ thống.
Dù đã xuất hiện khá lâu (khoảng 13-15 năm) ở Việt Nam nhưng ứng dụng của E-Learning vẫn khá thấp. Lý do cơ bản theo tôi là do số đông lãnh đạo và giảng viên đều là các thầy giáo “truyền thống”, chưa trang bị kỹ năng số và cũng ngại vượt ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Cái cần bây giờ là giúp họ có được trải nghiệm sâu sắc với E-Learning, đào tạo kỹ năng số cho họ và động viên họ dám dấn thân thôi!
Trên thực tế, các doanh nghiệp đã có bước tiến khá xa trong ứng dụng E-Learning vì tính hiệu quả, chất lượng của nó. Thử tưởng tượng các doanh nghiệp có văn phòng, nhà máy, chi nhánh ở 10 tỉnh thành, và cần đào tạo cho 200 nhân viên thì học online trở thành 1 phương án hiệu quả như thế nào.

Vẻ đẹp của E-Learning

E-learning có quá nhiều lợi ích cho giáo viên, học sinh và nhà trường. Đầu tiên, đây là một phương thức tổ chức kiến thức hiệu quả và dân chủ. Cái hay nhất của E-Learning chính là một nền tảng tổ chức, chia sẻ và lưu trữ thông tin, kiến thức một cách rất hệ thống và dân chủ. Thử tưởng tượng, lúc 6 giờ sáng, tôi đọc được một bài báo hay có liên quan đến môn học, thì 5 phút sau, nếu đưa lên E-Learning, tất cả học viên tham gia khóa học đều có thể xem được bài báo đó và cùng thảo luận. Cũng như vậy, khi có được một tài liệu tốt, các học viên cũng có thể ngay lập tức chia sẻ. Đây chính là không gian học tập dân chủ và lành mạnh nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates