SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Phương pháp dạy chủ động và học tích cực


Tiến sĩ Ellie Phương D. Nguyễn, giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma, Mỹ chia sẻ phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm, tăng hiệu quả dạy và học.
Phương pháp dạy truyền thống là lấy người dạy làm trung tâm "teacher-centered", giáo viên là nhân tố chính, tập trung soạn giáo trình hay giáo án và dạy đến đâu thì mới nghĩ bài thi hay kiểm tra đến đó. Cuối cùng giáo viên dựa vào kết quả các bài thi để đánh giá học lực của học sinh, sinh viên.
Còn phương pháp dạy chủ động và học tích cực lấy người học làm trung tâm "student-centered", tức lấy người học và hiệu quả của việc học là trọng tâm để thiết kết bài giảng và phương pháp truyền tải xoay quanh mục tiêu làm sao để việc học đạt được kết quả như mong muốn. Giáo viên phải bắt đầu với việc xác định các mục tiêu mình muốn đạt được cho môn học này. Mục tiêu do giáo viên đề ra vì là người hiểu rõ nhất nội dung chính của chương trình học.
Giáo sư bậc 1 Ellie Phương D. Nguyễn.
Giáo sư bậc 1 Ellie Phương D. Nguyễn.
Ví dụ trong sinh học phân tử, các mục tiêu là học sinh, sinh viên có thể hiểu được vì sao các thay đổi về cấu trúc di truyền ở DNA, RNA dẫn đến thay đổi chức năng của protein và dẫn đến ung thư. Giáo viên phải thiết kế bài giảng thế nào theo phương pháp ngược (Backward Course Design) với tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm (student-centered) để tăng hiệu quả dạy và học.
Thiết kế bài giảng theo phương pháp ngược là xây dựng khung chương trình hay kế hoạch triển khai cụ thể, nhằm giúp cho giảng viên dạy theo hướng chủ động, tập trung vào việc làm sao để học sinh hứng thú với môn học, hiểu vấn đề sâu hơn, vận dụng tốt hơn kiến thức được học để giải quyết vấn đề.
Giáo viên cần thiết kế bài giảng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra hay đạt được kết quả mong muốn, thông qua việc kết hợp chuỗi kế hoạch và hành động ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn sau cùng. Muốn vậy người dạy phải "Start with the end in mind" tức là bắt đầu hành động khi đã có toàn bộ kế hoạch phác thảo từ đầu đến cuối luôn, đó chính là "Backward Course Design".
Lỗi hệ thống thường thấy trong giáo dục là sự không khớp nhau giữa mục tiêu dài hạn và các kế hoạch hành động ngắn hạn. Ví dụ mục tiêu dài hạn của một trường Đại học A là đào tạo ra những sinh viên sáng tạo và có tư duy phản biện tốt, nhưng thực tế những bài kiểm tra trong suốt 4 năm học rất hiếm khi đòi hỏi phải dùng khả năng sáng tạo và tư duy phản biện để đạt điểm cao, chỉ cần học thuộc công thức, khái niệm là có thể đạt điểm khá giỏi. 
Với giáo viên, trước khi bắt đầu năm học mới hãy tự đặt câu hỏi mục tiêu của mình trong môn học này là muốn rèn luyện các kỹ năng nào cho học sinh, sinh viên? Và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? Vậy kế hoạch theo phương pháp ngược là gì, bao gồm các bước thế nào?
Bước 1: Xác định kết quả mong muốn và mục đích của môn học này là gì (Identify Desired Results).
Bước 2: Quyết định cách đánh giá hiệu quả việc học và phương pháp đánh giá thế nào để kiểm tra có đạt mục đích này hay không (Determine Assessment Methods).
Bước 3: Thiết kế hoạt động triển khai trong lúc học và thực hành trong lớp như thế nào để hỗ trợ cho mục tiêu này?
Cách đánh giá hiệu quả dạy và học (Assessment methods) qua hai dạng bài kiểm tra.
Dạng thứ nhất là kiểm tra quá trình (Formative Assessment) phục vụ cho việc đánh giá các kế hoạch ngắn hạn dưới hình thức bài kiểm tra ngắn hay câu hỏi thực hành xen kẽ trong giờ học, có thể chấm điểm hoặc không, rải rác trong suốt học kỳ. Mục đích là tìm hiểu xem học sinh, sinh viên có hiểu được nội dung chính các bài giảng hay không, những mục nào hiểu sai nhiều nhất để chỉ rõ và sửa ngay trên lớp, nhấn mạnh những điểm này trong bài giảng sau này.
Ưu điểm của Formative Assessment là điểu chỉnh sớm và kịp thời cho học sinh, sinh viên khi kiến thức vẫn còn mới, vì càng để lâu càng khó sửa; giúp giáo viên cải thiện bài giảng sau khi hiểu rõ những điểm mà học sinh khó nắm bắt.
Dạng thứ hai là kiểm tra tổng kết (Summative Assessment) nhằm phục vụ cho việc đánh giá các mục tiêu dài hạn, có thể triển khai dưới dạng các bài thi chính chiếm trọng số cao trong tổng số điểm của cả kỳ, dạng bài kiểm tra lớn thường thấy để đánh giá vào giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Thường sẽ có một hoặc vài bài Formative Assessment (FA) trước khi có bài Summative Assessment (SA).
Bài SA cũng có hiệu quả tương tự như FA cho cả hai phía học sinh, giáo viên nhưng khác ở thời điểm đúc kết khi học phần đó đã kết thúc, không còn nhiều cơ hội để cải thiện.
Cách thiết kế câu hỏi cho FA & SA nên từ cấp độ thấp đến cao theo hệ thống phân loại khoa học (Bloom Taxonomy) để phân loại câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó cho các bài kiểm tra, tập trung vào mục tiêu đã xác định ngay từ đầu cho môn học. Mục đích của thiết kế câu hỏi theo Bloom Taxonomy là để kiểm tra xem học sinh, sinh viên có hiểu được các vấn đề mà giáo viên mong muốn hay không, hiểu đến mức độ nào, bị yếu ở mức nào để từ đó có thể cải thiện cách dạy và giảng kỹ hơn ở lần sau.
Ellie Phương D. Nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates