SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Lo lãng phí thiết bị dạy học khi đổi mới giáo dục

Tuệ Tỉnh
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông kèm theo nhiều mục kinh phí mới. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để không lãng phí khi mua sắm trang thiết bị dạy học mới, như việc đã gặp trong những đề án giáo dục gần đây.
Thiết bị dạy học hiện đại nhưng vẫn "đắp chiếu" là cảnh tượng không hiếm gặp ở các trường phổ thông hiện nay /// T.NGUYỄN
Thiết bị dạy học hiện đại nhưng vẫn "đắp chiếu" là cảnh tượng không hiếm gặp ở các trường phổ thông hiện nay
T.NGUYỄN

Bài học lãng phí tiền tỉ

Khi đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) năm 2001, dư luận và báo chí đã nói về việc lãng phí khi mua sắm trang thiết bị dạy học (TBDH), do việc sử dụng sau đó không hiệu quả, mua mà không dùng, hoặc không dùng được vì thiết bị kém chất lượng. Thực tế cho thấy, việc lãng phí TBDH xảy ra phổ biến do các giờ thực hành, thí nghiệm quá ít (chương trình phổ thông một năm chỉ có 5 - 7 giờ thực hành, thí nghiệm ở các bộ môn sinh, hóa, lý). Nhiều giáo viên cũng phản ánh TBDH chất lượng kém, thậm chí cho kết quả thí nghiệm sai, hoặc dùng vài lần đã hỏng… Vì vậy, dù đầu tư hàng tỉ đồng, nhưng nhiều trường đã phải “đắp chiếu” TBDH trong kho, không dùng đến.
Với Đề án dạy học ngoại ngữ bắt buộc trong hệ thống giáo dục quốc dân ở giai đoạn đầu, kinh phí hàng nghìn tỉ đồng phân bổ cho các địa phương chủ yếu được mua sắm thiết bị, trong đó nhiều thiết bị đắt tiền nhưng không hiệu quả. Có nơi đầu tư cả phòng multimedia rồi để đó, hoặc đầu tư máy móc, thiết bị nhưng không hỏi ý kiến giáo viên giảng dạy, khi mua xong thì không sử dụng được. Có cơ sở đào tạo được cấp 2 tỉ đồng cho nhiều hạng mục, trong đó có bồi dưỡng giáo viên thì dành 1,4 - 1,5 tỉ đồng cho TBDH… đến khi triển khai thấy giáo viên chưa đạt chuẩn thì đã hết tiền, dẫn tới thiết bị không có người đủ năng lực sử dụng.
Khi đó, Bộ GD-ĐT đã phải ra công văn chấn chỉnh tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí, trong đó nêu rõ những địa phương, cơ sở đào tạo mua sắm thiết bị mới mà không rà soát, kiểm kê thiết bị đã có; mua thiết bị công nghệ thông tin mà không có các phần mềm ứng dụng đi kèm nên không sử dụng được hoặc không khai thác hết tính năng…

Thiết bị theo SGK hay theo chương trình ?

Chương trình giáo dục phổ thông mới với một số môn học mới như tin học, ngoại ngữ (bắt buộc ở tiểu học); mỹ thuật, âm nhạc (THPT), đặc biệt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ lớp 1 đến lớp 12. Riêng với lớp 1, lãnh đạo một trường tiểu học cho hay tính chi phí thiết bị tối thiểu (theo danh mục mà Bộ GD-ĐT đã ban hành) khoảng 120 triệu đồng/lớp. Khác với chương trình hiện hành chỉ có 1 bộ sách, chương trình mới sắp tới có nhiều bộ SGK, đặt ra vấn đề thiết bị khó tương thích với tất cả bộ sách; thiết bị hiện có tương thích SGK mới, hay phải mua mới…
Trước hàng loạt vấn đề đặt ra, ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD- ĐT, cho rằng danh mục thiết bị tối thiểu đối với chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ sở chương trình môn học chứ không phải theo cuốn hay bộ SGK nào. 
“Với chương trình hiện hành, thiết bị căn cứ trên SGK vì chỉ có 1 bộ, còn chương trình mới, nhiều SGK nên thiết bị phải theo chương trình môn học, không phải làm theo SGK”, ông Hùng Anh khẳng định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates