SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

'Cần chú trọng thành lập cộng đồng giáo viên'



Ngày cập nhật : 13/02/2020
Ông Andreas Schleicher, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng tổ chức OECD chia sẻ tầm quan trọng của thành lập cộng đồng giáo viên trong báo cáo TALIS 2018.
"Hãy tưởng tượng chúng ta có một cộng đồng giáo viên, nơi họ có thể chia sẻ những sáng kiến và kinh nghiệm, từ đó giải phóng sự sáng tạo bằng cách khơi dậy khát khao cống hiến, hợp tác và mong muốn được công nhận về những đóng góp của họ cho nền giáo dục", ông Andreas Schleicher cho biết.

Theo đó, việc thiết lập nên những cộng đồng giáo viên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình chuyên nghiệp hóa năng lực giảng dạy của giáo viên.
Thiếu cộng đồng giáo viên thiếu sức lan tỏa
Tại Việt Nam, hoạt động đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng giáo viên rất được quan tâm. Theo Khảo sát Quốc tế về dạy và học TALIS năm 2018, 99% giáo viên Việt Nam được hướng dẫn về nội dung môn học giảng dạy, kỹ năng sư phạm và thực hành lớp học trong suốt quá trình đào tạo và giáo dục bước đầu, trong khi tại các quốc gia và nền kinh tế OECD, con số này trung bình là 79%. 
99% giáo viên Việt Nam được hướng dẫn về nội dung môn học giảng dạy, kỹ năng sư phạm và thực hành lớp học, trong khi tại OECD, con số này trung bình là 79%.
99% giáo viên Việt Nam được hướng dẫn về nội dung môn học giảng dạy, kỹ năng sư phạm và thực hành lớp học, trong khi tại OECD, con số này trung bình là 79%.
Tuy nhiên, trong bài phân tích về thực trạng đội ngũ giáo viên trên cổng thông tin điện tử Quốc hội, Tiến sĩ Nguyễn Hải Thập, nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo cao, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy. 
Cộng đồng giáo viên đổi mới, sáng tạo
Khảo sát TALIS xác định tính chuyên nghiệp của giáo viên theo ba khía cạnh: Sức mạnh cơ sở tri thức của giáo viên, mức độ tự chủ của giáo viên trong việc ra quyết định độc lập trong lớp học, nhà trường, và sự tham gia của giáo viên vào các mạng lưới bồi dưỡng đồng cấp.
Theo đó, một trong những điều kiện để nâng cao tính chuyên nghiệp của giáo viên là thiết lập mạng lưới bồi dưỡng đồng cấp, hình thành các cộng đồng giáo viên sáng tạo, luôn hỗ trợ lẫn nhau.
Mô hình cộng đồng giáo viên khá phổ biến ở những nước có nền giáo dục phát triển. Theo Trung tâm Giáo dục và Kinh tế quốc gia Mỹ (NCEE), các nhóm giáo viên Nhật Bản sẽ nhận xét, góp ý bài giảng cho nhau, học hỏi và cùng đề xuất giải pháp để hoàn thiện kỹ năng của mỗi người. Điều này tạo nên một cơ chế tự đánh giá, tự phản hồi và không ngừng cải thiện chuyên môn của đội ngũ giáo viên. 
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thuý Hồng, nguyên Phó cục Trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT , một trong 10 "Bài học cho hoạt động triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại Việt Nam" là tăng cường chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại nhà trường và tạo lập các diễn đàn, mạng lưới cho giáo viên và lãnh đạo trường học. 
Gần đây, tại Việt Nam, mô hình cộng đồng giáo viên sáng tạo, đổi mới bắt đầu được triển khai tại nhiều trường học, như cộng đồng giáo viên do cô Vũ Bích Phương (trường THCS Dịch Vọng Hậu, Hà Nội) cùng các đồng nghiệp thiết lập để nghiên cứu, tổ chức nhiều chủ đề dạy học đạt giải tại cuộc thi: "Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học".
Ngoài ra, cô Phương và cô Nguyễn Thị Hoa, thuộc Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đã cùng nghiên cứu và biên soạn công trình "Dự án: Ứng phó biến đổi khí hậu - Mô hình dạy và học định hướng phát triển bền vững". Qua đó, giáo viên có thể tham khảo kho bài giảng trực tuyến, trao đổi các chủ đề liên quan và đề ra hướng áp dụng nguồn tài nguyên này trong thực tiễn giảng dạy.
Cùng với nỗ lực thiết lập cộng đồng giáo viên hỗ trợ nhau nâng cao năng lực giảng dạy, tại trường phổ thông liên cấp Hanoi Adelaide School (H.A.S), nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần. Qua đó, đội ngũ giáo viên trong trường có không gian tích cực, chủ động, sáng tạo để trao đổi, chia sẻ những phương pháp giảng dạy mới.
Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn này, giáo viên được khuyến khích đưa ra quan điểm cá nhân về khía cạnh liên quan đến chủ đề đào tạo, sau đó tự tổng kết kiến thức đã học, chia sẻ điều còn băn khoăn về chủ đề thảo luận và kế hoạch giảng dạy trong thời gian tới. Những buổi sinh hoạt như vậy giúp giáo viên H.A.S hoàn thiện bản thân sau khi lắng nghe và tiếp thu lời khuyên, góp ý từ đồng nghiệp.
Theo Thế Đan (VnExpress)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates