SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Lớp tập huấn giáo viên Âm nhạc cốt cán ở Hà Nội về sử dụng sáo recorder lần thứ 2

Đăng lúc: Thứ năm - 23/06/2016 22:00 - Người đăng bài viết: anhtuan
Lớp tập huấn giáo viên Âm nhạc cốt cán ở Hà Nội về sử dụng sáo recorder lần thứ 2
Lớp tập huấn giáo viên Âm nhạc cốt cán ở Hà Nội về sử dụng sáo recorder lần thứ 2
Trong dạy học Âm nhạc, sáo recorder giúp HS được trải nghiệm, thực hành và phát triển những kĩ năng về chơi tiết tấu, giai điệu và hòa âm ...
Trong 3 ngày, từ 26/5/2016 đến 28/5/2016, công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam đã kết hợp với phòng Nghệ thuật- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức lớp tập huấn giáo viên Âm nhạc cốt cán ở Hà Nội về sử dụng sáo recorder lần thứ 2. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực chơi recorder cho giáo viên cốt cán khóa 1 và tập huấn mở rộng cho giáo viên khóa 2. Lớp tập huấn được tổ chức tại trường THCS Ba Đình, quận Ba Đình, do hai chuyên gia giáo dục Âm nhạc người Nhật Bản là Kiyoto Suzuki và Yuji Otake giảng dạy.
Những nội dung của chương trình tập huấn nâng cao:
1. Phương pháp dạy recorder trên lớp
Trong dạy học Âm nhạc, sáo recorder giúp HS được trải nghiệm, thực hành và phát triển những kĩ năng về chơi tiết tấu, giai điệu và hòa âm.
Học chơi giai điệu
Bước 1- GV thổi sáo làm mẫu trước khi dạy, nhằm tạo động lực, khuyến khích HS tham gia.
Thổi đúng giai điệu và rõ ràng.
Không chơi biến tấu.
Nên thổi sáo phối hợp với phần đệm của đàn.
Chơi có cảm xúc, như đang biểu diễn.
Bước 2A- HS học chơi giai điệu, thực hành phối hợp đọc nhạc (đọc tên nốt) và thổi sáo
Dùng tiết tấu của đàn để giữ nhịp, giữ tốc độ ổn định.
GV đọc tên nốt, HS đọc tên nốt. Lưu ý bắt nhịp cho đúng.
GV đọc tên nốt, HS đọc tên nốt kết hợp bấm phím.
GV đọc tên nốt, HS chơi sáo.
Bước 2B- HS học chơi giai điệu bằng tai nghe, cảm nhận âm thanh
Dùng tiết tấu của đàn để giữ nhịp, giữ tốc độ ổn định.
GV thể hiện giai điệu bằng nguyên âm, HS làm tương tự. Lưu ý bắt nhịp cho đúng.
GV thể hiện giai điệu bằng nguyên âm, HS làm tương tự, kết hợp bấm phím.
GV thể hiện giai điệu bằng nguyên âm, HS chơi sáo.
Bước 3- Chơi sáo từng phần, kết hợp hát và đọc tên nốt
GV giới thiệu bản nhạc, qui định cách trình bày từng phần. Ví dụ: trình bày 8 nhịp bài Làng tôi: nhịp 1-4 hát lời; nhịp 5-6 thổi sáo; nhịp 7-8 đọc tên nốt.
GV hướng dẫn luyện tập từng phần.
HS chơi toàn bộ bài tập. Dùng tiết tấu của đàn để giữ nhịp, giữ tốc độ ổn định.
Bước 4- Lặp lại phần chơi sáo và hát, sau khi HS chơi được giai điệu
Chia bài tập thành 4 phần, nhưng để 3 nhóm hoặc 3 HS trình bày nối tiếp nhiều lần. Như vậy mỗi em sẽ có cơ hội trình bày tất cả các phần trong bài tập.
Bước 5- Chơi hòa âm theo nhóm, sau khi HS chơi được giai điệu
Nhóm một đọc tên nốt nhạc.
Nhóm hai chơi sáo.
Nhóm ba chơi bè hòa âm đơn giản, theo kí hiệu tay của GV.
Bước 6- Chơi trò chơi đóng vai, củng cố giai điệu
HS lần lượt đóng vai GV, thực hiện lại các bước GV đã làm.
Học nhịp điệu (Không cần thiết chơi tất cả các giai điệu bằng recorder)
-Học nhịp điệu bằng phương pháp ngắt âm:
Nhận thức nhịp điệu qua hơi thở.
Hạn chế di chuyển nốt bằng ngón tay.
Dùng bài hát có nhịp điệu đặc trưng.
Ví dụ: Chơi tiết tấu câu 1 của bài Bầu trời xanh chỉ bằng 2 nốt Đô, Rê.
-Học nhịp điệu bằng phương pháp phối hợp:
Tạo nhịp điệu bằng bộ gõ
Chỉ chơi vài nốt với recorder.
Dùng dấu hiệu nốt nhạc bằng tay.
Có thể kết hợp với cách đánh nhịp.
Ví dụ: Một nhóm hát bài Bầu trời xanh, một nhóm chơi recorder chỉ với 2 nốt Đô, Rê theo tiết tấu: 2/4 đen đen- đơn đơn đen
Chơi sáo phối hợp với hát
-Tập bấm phím (nốt) với hát:
Rất hiệu quả cho việc định hình được giai điệu bài hát.
Có thể dịch giọng nếu cần.
Có thể đọc nhạc hoặc hát lời.
Ví dụ: một nhóm đọc nhạc hoặc hát lời, một nhóm tập bấm nốt trên recorder.
-Kết hợp thổi sáo và hát:
Cách A- Hát phần điệp khúc và thổi sáo một phần.
Cách B- Hát và thổi bè đơn giản theo nhóm.
Cách C- Hát và thổi sáo đối đáp.
2. Hướng dẫn giáo viên biên soạn giai điệu cho recorder để kết hợp với bài hát
Đặt hợp âm, dễ hơn nếu sử dụng hòa âm trong phần nhạc đệm ghi sẵn.
Tạo mục tiêu để HS có thể đạt được những kĩ thuật chơi; thay đổi cách bấm nốt, luyện tập di chuyển nhiều, kết nối các nốt với nhau (dùng ngón tay cái), phương pháp ngắt âm.
Xác định những khó khăn khi bấm nốt: những nốt cần dùng ngón tay giữa, cách chuyển nổ, các nốt cần sử dụng nhiều phím bấm.
Biên soạn hợp lí lại bài nhạc.
Ví dụ: Soạn các giai điệu đệm cho bài Bắc kim thang.
Thực hành biên soạn và giảng dạy
Mục tiêu của việc sắp xếp phối hợp là gì?
HS sẽ gặp khó khăn gì khi chơi giai điệu đó?
Cách thực hành tốt nhất là gì?
Sử dụng phương pháp để dạy.
Một số hình ảnh về lớp tập huấn:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates