SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Hướng dẫn tự học đệm đàn Piano đệm hát



Khi âm nhạc đã len lỏi quá sâu vào cuộc sống thì con người không chỉ dừng lại ở mức độ thưởng thức, mà họ mong muốn có thể tạo ra những giai điệu khác nhau gửi đến mọi người. Vì vậy, nhu cầu học và chơi các nhạc cụ ngày càng gia tăng thuộc đủ các độ tuổi.


Ngoài việc tìm đến các trung tâm theo học thì một số người lại lựa chọn học chơi nhạc cụ tại nhà. Mỗi phương pháp học sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng dù lựa chọn phương pháp nào bạn cũng cần phải nắm vững các nguyên tắc trong học tập. Và để giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn phương pháp tự học, trong chuỗi bài viết hướng dẫn tự học, bài viết kì này chúng tôi sẽ hướng dẫn tự học đệm đàn piano đệm hát. Hãy dành vài phút cho những chia sẻ bổ ích sau đây.
Nhiều người cho rằng tự học đệm đàn piano khá khó khăn, điều này không phải là không có căn cứ. Bởi bất kì ai cũng vậy, khi bắt đầu tiếp thu một kiến thức mới chúng ta cũng cảm thấy khá khó khăn, nhiều khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Nhưng nếu vượt qua được thời điểm khó khăn này bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra. Học chơi nhạc cụ nói chung và học chơi piano nói riêng sẽ không phải là một việc đơn giản, bạn sẽ phải tiếp thu khá nhiều kiến thức và dành nhiều thời gian cho việc tập luyện. 
Hướng dẫn tự học đệm đàn piano đệm hát
Với những người lựa chọn phương pháp tự học đệm hát piano thì càng phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm kiếm thông tin và luyện tập.

Các bước tự học đệm đàn piano đệm hát

Trước khi bắt đầu những bước đầu tiên tự học piano đệm hát, bạn cần phải biết có 2 kiểu đệm chính gồm:
+Đệm đàn piano hòa âm không giai điệu: Kiểu đệm này thường được sử dụng đệm hát khi người hát không chắc chắn về nhịp, đây đươc xem là kiểu đệm đơn giản nhất và thường gặp nhất trong các tác phẩm của Richard Clayderman.
+Đệm đàn theo kiểu cả hợp âm và giai điệu: Người chơi phải đệm hát sao cho các giai điệu của bài hát quyện vào hợp âm, kiểu đệm này sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc tập luyện để có thể chơi thành thạo.
Bài học đầu tiên khi học đệm piano là nắm vững các hợp âm của đàn, piano có 14 hợp âm cơ bản gồm 7 hợp âm trưởng ký hiệu bằng chữ cái hoa và 7 hợp âm thứ ký hiệu bằng chữ cái hoa đi kèm với chữ “m” phía sau.
Đệm không giai điệu
Sử dụng 2 tay bấm hợp âm và chơi: Đây là kiểu đệm đàn khá đơn giản, người chơi sử dụng cả 2 tay để bấm hợp âm và chơi đàn như đập nhịp. Nếu muốn có âm thanh dày và đều đặn hơn thì bạn có thể thêm 1 nốt vào giữa các nốt đen, thay vì 4 nhịp như trước thì là 5 nhịp.
Hướng dẫn tự học đệm đàn piano đệm hát
Rải các nốt chính trên những khoảng rộng: Tay trái sẽ được sử dụng để chơi nhịp điệu, ta phải sẽ chơi hợp âm, rải các nốt chính của hợp âm ở những quãng rộng để có được những âm thanh vang dầy hơn.
Sử dụng móc kéo 2 tay đuổi nhau để rải hợp âm: Người chơi có thể rải hợp âm xuôi chiều hoặc đảo chiều, thực hiện được điều này là nhờ âm khu khá rộng mà đàn piano có được.
Kết hợp cả 3 kiểu đệm kể trên: Sử dụng cả 3 kiểu đệm cho một tác phẩm, người chơi sẽ phải khá khéo léo và linh hoạt để có thể chơi thành thạo.

Đệm đàn Piano cả hợp âm và giai điệu

Với kiểu tự học piano đệm hát này, người chơi sẽ sử dụng tay phải để chơi giai điệu và tay trái dùng chơi hợp âm. Song tay phải không phải chỉ chơi giai điệu mà còn phải kết hợp chơi thêm hợp âm lồng vào, nhưng cũng không nên quá lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến giai điệu của bài hát.
Xác định đã tự học bạn sẽ phải bỏ thời gian và công sức rất nhiều, những thông tin đề cập ở trên chỉ là những kiến thức cơ bản mang tính lý thuyết, quan trọng là bạn vận dụng kiến thức đó như thế nào vào các bài học và quá trình tập luyện. Nhưng thiết nghĩ nếu có niềm đam mê thực sự với cây đàn piano thì những bài học đơn giản thế này sẽ không làm khó bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates