SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Diễn đàn Giáo dục Sáng tạo: Những tham vọng công nghệ trong giảng dạy


Trong hai ngày 27 - 28/1, Diễn đàn Giáo dục Sáng tạo Việt Nam - Education Exchange - E2 Vietnam đã chính thức diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam do Microsoft Việt Nam tổ chức. Sự kiện càng để lại dấu ấn đáng nhớ và đặc biệt hơn khi hòa chung niềm vui và những cảm xúc của đội tuyển U23 Việt Nam khi dành cúp bạc giải đấu U23 Châu Á.
Diễn đàn thu hút hơn 1.000 khách tham dự, các giáo viên và học sinh khắp mọi miền đất nước, tổ chức tại Trường phổ thông liên cấp Vinschool Central Park (TP.HCM). Sự kiện do VietNet - ICT, Vinschool, và Microsoft Việt Nam phối hợp tổ chức thực hiện với sự đồng hành của iSMART Education.
Chuyển đổi kỹ thuật số đến trường học
Diễn đàn giáo dục sáng tạo - Education Exchange - E2 Vietnam là nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của các giáo viên trên cả nước, với nhiều hội thảo chuyên đề giáo dục thế kỷ 21, cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Biện pháp tổ chức và đánh giá hoạt động trải nghiệm trong giáo dục phổ thông…
Bên cạnh đó, khu triển lãm các sản phẩm vào vòng chung kết giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT năm 2017, các sản phẩm của các em học sinh trong ngày hội Giờ lập trình "Hour of code" cũng như nhiều hoạt động sôi nổi khác đã tạo ra một sân chơi giúp các giáo viên có thể giao lưu kết nối với đồng nghiệp trên khắp cả nước.
Hai ngày của sự kiện đã mang lại nhiều lợi ích cho nền giáo dục nói chung và đặc biệt là cho giáo viên học sinh nói riêng. Tại đây, nhiều giải pháp giáo dục & công nghệ được mang đến triển lãm, thu hút nhiều sự quan tâm. Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh Huy, Quản lý chương trình giáo dục Microsoft Việt Nam cho rằng “chúng ta đang sống ở bình minh, hay lằn ranh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Triển lãm các sản phẩm dự thi của gần 50 giáo viên chung cuộc trên mọi miền của đất nước
TS Anh Huy cho biết trong tương lai, 77% công việc cần kỹ năng công nghệ thông tin và 65% sinh viên ra trường sẽ làm những công việc mà ở thời điểm hiện tại chưa có. “Vì thế, chúng ta cần mang nhiều giải pháp chuyển đổi kỹ thuật số đến trường học, đến giáo viên và học sinh”. Theo TS Anh Huy, cần giải quyết 4 vấn đề quan trọng nhất là: Giúp giáo viên tiếp cận học sinh tốt hơn, tăng năng suất của người dạy, tối ưu hóa được hoạt động trong lớp học và chuyển đổi được cách học tập.
Việc đưa lớp học ra khỏi 4 bức tường càng trở nên dễ dàng hơn với trợ lực của công nghệ thông tin. Vì lí do đó, triển lãm Lớp học không biên giới với Bài giảng số iSMART đã nhận được sự chú ý ấn tượng tại diễn đàn. Chỉ với công cụ E-beam biến mọi mặt phẳng thành màn hình tương tác, bài học có thể bắt đầu từ bất cứ đâu: màn chiếu, tường kính, bảng… Và trên màn hình đó, những nội dung học liệu đồng bộ trên toàn thế giới được cập nhật và diễn ra sống động trước mắt các em học sinh.
Giáo viên, phụ huynh và học sinh tham khảo Bài giảng số iSMART với hoạt động Lớp học không biên giới
Với bài giảng số iSMART, học sinh không chỉ tiếp cận kiến thức Toán và Khoa học bằng tiếng Anh theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo theo cách thức học vui nhộn và cuốn hút nhất, mà còn chạm tới những chuẩn mực học thuật quốc tế (trên nền tảng chương trình giáo dục phổ thông quốc tế của tập đoàn Pearson). Những nội dung số hóa này hỗ trợ giáo viên đắc lực trong việc soạn bài, kiểm tra và ôn tập cho học sinh.
Trí tuệ nhân tạo vào lớp học
Một trong những hoạt động trải nghiệm lớp học thông minh mà iSMART mang đến diễn đàn nhận được sự hứng thú và yêu thích chính là sự xuất hiện của robot NAO.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng robot có thể thay thế khoảng 800 triệu việc làm vào năm 2030. Khi trí tuệ nhân tạo lên ngôi, máy có thể học và sử dụng thuật toán để đưa ra giải pháp tối ưu hơn, nhanh hơn, thông minh hơn cả con người. Đây là vấn đề lớn và thử thách hàng đầu đối với ngành giáo dục trên toàn thế giới.
iSMART là đơn vị đầu tiên đưa robot NAO vào lớp học tiếng Anh ở các trường tiểu học trên toàn quốc
Jack Ma: “If we do not change the way we teach, 30 years from now we will be in trouble – Nếu chúng ta không thay đổi cách giáo dục thế hệ tiếp nối, 30 năm sau loài người sẽ phải đối mặt với những rắc rối to.”
Mà một trong những phương hướng mũi nhọn của sự chuyển đổi, chính là việc dạy cho học sinh những kỹ năng mới. Trong cuộc chạy đua đó, công nghệ không phải kẻ thù mà chính là công cụ hỗ trợ đắc lực của giáo viên. Cô Trần Thị Thúy, trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên) (giáo viên đại diện Việt Nam xuất sắc đạt giải cao nhất tại Diễn đàn Diễn đàn giáo dục toàn cầu thường niên - E2 Global Educator Exchange) cho biết: “Giáo viên vẫn là nhân tố quan trọng nhất. Nếu không có công nghệ thì việc học vẫn diễn ra bình thường. Nhưng nếu có công nghệ thì việc đạt được hiệu quả sẽ nhanh hơn. Đưa công nghệ vào lớp học là một cách chuẩn bị cho tương lai của các em học sinh, vì chúng ta đang sống trong ranh giới của CMCN 4.0”.
Việc đưa công nghệ vào giáo dục nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà giáo dục cũng như tìm kiếm những sáng tạo dựa trên nó. Ông Tô Hồng Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng nhận định: “Trong bối cảnh này, học kỹ năng công nghệ thông tin cũng cần thiết như chúng ta học đọc, học viết vậy. Tháng 7 bộ GD&ĐT ban hành chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể nhấn mạnh bộ môn Tin học trong nhà trường”.
Trao cờ Việt Nam cho các giáo viên tham dự Diễn đàn Giáo dục Sáng tạo Quốc tế 2018
Vì lẽ đó, những sáng kiến công nghệ như trí tuệ nhân tạo, những ứng dụng, phần mềm, giải pháp giáo dục tại diễn đàn đã đánh dấu những bước tiến đầy nỗ lực và tham vọng của các đơn vị giáo dục tại Việt Nam. “Diễn đàn không chỉ mang tính giao lưu mà còn để giáo viên học tập lẫn nhau và học hỏi từ những chuyên gia Microsoft. Chất lượng của các dự án năm nay tăng cao, công nghệ thông tin được chủ động ứng dụng để giúp học sinh thích thú hơn với việc học”, bà Trần Thị Yên Định – Giám đốc Khối Giáo dục của Microsoft tại Việt Nam nhận định.
*Sáng kiến tổ chức Diễn đàn giáo dục toàn cầu thường niên (E2 Global Educator Exchange) là một phần quan trọng của Chương trình Giáo dục của Microsoft, là nơi để các giáo viên các nước với nền tảng giáo dục và kinh tế khác nhau có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hỏi hỏi để kết hợp tốt hơn ứng dụng công nghệ vào các phương pháp giảng dạy tiên tiến.
Sau đây là một số hình ảnh từ Diễn đàn Giáo dục Sáng tạo Việt Nam.
Thích thú trước robot NAO hài hước
Vui học tiếng Anh qua Toán và Khoa học trên nền tảng bài giảng số iSMART
Diễn đàn đồng hành cùng U23 Việt Nam tại trận đấu chung kết AFC, mang đến cảnh tượng cổ vũ đặc biệt
Dàn hợp xướng Vinschool khai mạc buổi lễ bế mạc chương trình
NAO thu hút thầy cô và các bạn học sinh
TS Phạm Ngọc Anh Huy chia sẻ tại Diễn đàn
Bắt tay người bạn nhí NAO
Ứng dụng robot trong dạy và học là xu hướng hấp dẫn của giáo dục hiện đại
Những thiết bị công nghệ xuất hiện phổ biến trong cuộc sống thường ngày

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates