SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non



Lê Thị Thanh Nga.
      
 Âm nhạc luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Giáo viên thường sử dụng âm nhạc trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Ví dụ: Sử dụng âm nhạc để giúp trẻ chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác : Trẻ vừa hát vừa dọn dẹp phòng sau khi chơi…Ngoài ra, khi ở nhà trẻ được nghe mẹ hát ru, khi đi tắc-xi trẻ co thể nghe nhạc phát ra từ radio và có thể hát theo…
        Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng còn có nhiều cơ sở trường MN chưa tận dụng hết mọi khả năng của âm nhạc trong giáo dục trẻ MN? Tại sao âm nhạc lại chưa được chú ý thỏa đáng trong gióa dục MN? Thực tế giáo viên có thể nhận ra giá trị và khả năng phát triển âm nhạc cho trẻ, nhưng không nhận ra cách phát triển và khả năng học nhạc của trẻ trong những lĩnh vực khác. Nhiều giáo viên cho rằng việc phát triển âm nhạc chỉ quan trọng với một số trẻ có năng khiếu. Cần nhận thấy rằng âm nhạc là một phần rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ MN. 
        Trẻ thường gắn âm nhạc với trò chơi. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, rất nhiều đồ chơi của trẻ có chứa đựng âm nhạc, và trẻ thường cảm thấy thoải mái khi chơi với những đồ chơi này.
        Khi vỗ trống để phát ra âm thanh, thì có nghĩa là trẻ đã chơi với âm thanh. Trẻ khám phá ra rằng nó có thể tạo ra âm thanh khác nhau bằng cách gõ búa vào trống và vào một số đồ vật khác nhau. Khi trẻ nghe nhạc, nó thường lắc lư theo điệu nhạc. Người lớn nên chia sẻ và động viên trẻ tham gia vào việc vận động theo nhạc. Khi một  đứa trẻ học hát, nó có thể sáng tạo ra giai điệu của riêng mình và tự chế lời theo một giai điệu có sẵn. Sự thích thú của trẻ đối với âm nhạc sẽ tăng lên rất nhiều khi người lớn cũng thể hiện sự thích thú, cùng hát và vận động với trẻ.
        Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc của trẻ: Cần thể hiện sự ủng hộ và tạo điều cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc, tạo không gian, thời gian và cung cấp các vật liệu cần thiết. Khi trẻ có được môi trường âm nhạc phong phú và có sự hướng dẫn thích hợp của giáo viên, trẻ có thể học và sáng tạo ra những giai điệu bất ngờ.
        Để tổ chức hoạt động âm nhạc của trẻ, đặc biệt là các trò chơi âm nhạc một cách có hiệu quả, giáo viên cần phải biết:
   _Lập kế hoạch: Lên kế hoạch và xác định cách thức giới thiệu các vật liệu, các dụng cụ âm nhạc mới một cách hấp dẫn nhất.
   _Quan sát: Quan sát xem trẻ tương tác với các vật liệu và với các bạn khác như thế nào? Xác định xem trẻ có cần sự giúp đỡ của giáo viên để giải quyết các vấn đề nảy sinh hay không; tìm kiếm thời điểm hướng dẫn thích hợp.
   _Thực hành: Cùng thưởng thức âm nhạc và cùng chơi với trẻ sẽ có hiệu quả hơn là biểu diễn âm nhạc cho trẻ xem.
   _Tạo cơ hội: Tìm kiếm thời điểm thích hợp để khuyến khích trẻ khám phá bằng cách đặt các câu hỏi mở, bổ sung dụng cụ mới, hoặc gợi ý những ýtưởng mới có thể giúp trẻ suy nghĩ cân nhắc.
   _Làm mẫu: Cô có thể gợi ý một số động tác vận động  và khuyến khích trẻ thực hiện những động tác tương tự.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc và các loại học cụ tự tạo.
   +Ống nghe: Dùng một ống nhựa cong (sao cho một đầu vừa tầm miệng của trẻ, đầu kia vừa tầm với tai của trẻ. Kèm theo là bật máy cát xét và băng nhạc. Bật băng cho trẻ nghe nhạc, trẻ sẽ nghe theo băng. Khi hát trẻ sẽ áp ống nghe vào tai và miệng của mình, như vậy trẻ có thể nghe rõ giọng hát của mình một cách rõ ràng. Hơn nửa trong quá trình cấm ống nghe nó cảm nhận được sự rung động của dây âm thanh khi giọng của trẻ phát âm trong ống nghe.
   +Xác định âm thanh của các loại nhạc cụ: Chuẩn bị cho trẻ một số loại nhạc cụ  khác nhau. Cho 2 trẻ ngồi đối diện nhau, treo một tấm màng để ngăn, không cho hai trẻ nhìn thấy nhau.Cho một trẻ tự chọn nhạc cụ và chơi một giai điệu bất kỳ. Trẻ kia nghe và đoán đó là loại nhạc cụ nào. Để tăng độ hấp dẫn của trò chơi có thể cung cấp một số loại nhạc có âm sắc gần giống nhau.
   +Sáng tác nhạc: Cung cấp cho trẻ một số loại nhạc cụ, giấy, một vài  vật dụng để đánh dấu (các hình học:hình vuông, hình tròn, hình tam gíác)Số lượng vật quy ước nên hạn chế (hạn chế đến 10).Kẽ sẵn khuông nhạc (quãng 8) trên giấy.Cho trẻ tự sáng tác một giai điệu bằng cách đánh vào phím đàn theo ý của mình. Hướng dẫn trẻ “ghi lại “giai điệu bằng cách chọn hình tương ứng vào trên khuôn nhạc. Sau đó cho trẻ đánh lại giai điệu mà nó vừa sáng tác cho trẻ khác nghe..
   +Khám phá các loại chuông: Cung cấp cho trẻ một số loại chuông khác nhau (kích thước, hình dạng, chất liệu…) Khuyến khích trẻ sờ nắn,lắc, rung và thực hiện nhiều thao tác khác vói các loại chuông. Mở rộng trò chơi bằng cách đề nghị trẻ so sánh, đối chiếu , phân loại và xếp thứ tự các loại chuông.
   +Làm và rung trống lắc: Cung cấp cho trẻ một số đĩa giấy, lon nước ngọt rỗng, hộp bánh, ly nhựa, lõi giấy vệ sinh….và một số vật liệu có thể bỏ vào bên trong các thứ kể trên. Hướng dẫn trẻ bỏ một loại nào đó vào giữa hai cái đĩa giấy, hoặc giữa hai cái hộp bánh, sau đó ghim chặt chúng với nhau. Hoặc hướng dẫn trẻ cho các vật liệu vào những lon nước ngọt và dán kín lon nước ngọt lại. Cho trẻ lắc các loại trống lắc vừa hoàn thành, và cố gắng xác định xem người ta bỏ vào trong đó những cái gì. Trẻ có thể sử dụng trống lắc này  để gõ đệm khi hát.
  +Nhà hát: Trang hoàng góc trò chơi đóng kịch thành một sân khấu, cung cấp cho trẻ đồ chơi hóa trang , nhạc cụ. Sắp xếp chỗ ngồi cho khán giả. Chuẩn bị vé vào cổng, micro…Vẽ một bảng ghi nội dung chương trình. Khuyến khích trẻ đóng vài vai như: người bán vé, khan giả, nghệ sĩ, nhạc công, người dẫn chương trình…
    + Đàn chai: Cung cấp cho trẻ một số chai(ly, tách…)Xếp những cái chai thnàh dãy. Rót vào những cái chai lượng nưóc như nhau. Cho trẻ một thanh nhỏ và một chai nước nhỏ. Khuyến khích trẻ khám phá âm thanh phát ra bằng cách gõ vào chai. Những cái chai giống nhau sẽ phát ra âm thanh giống nhau. Đề nghị trẻ rót thêm vào một cái chai nào đó một lượng nước nhỏ. Sau đó cho trẻ so sánh âm thanh phát ra từ chai có đổ thêm nước với những chai nước khác. Đề nghị trẻ khám phá và sắp xếp các chai nước thành một dãy từ chai phát ra âm trầm cho đến âm bổng
   + Sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau: Hàng tuần nên thay đổi 1 số nhạc cụ trong góc âm nhạc. Khuyến khích trẻ sử dụng các loại học cụ âm nhjac khác nhau. Trong quá trình hướng dẫn, lưu ý trẻ sử dụng nhạc cụ một cách cẩn trọng thể  hiện trong cách cầm nhạc cụ trong góc âm nhạc. Sự cẩn trọng trong cách cầm nhạc cụ. Cho phép hai trẻ chơi nhiều nhạc cụ cùng một lúc. Quan sát xem trẻ có hăng hái khám phá các loại nhạc cụ, hay trẻ sẽ rời khỏi góc âm nhạc sau khi khám phá một cách qua loa các loại nhạc cụ.
   Ngoài ra chúng ta cũng có thể sưu tầm và tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi âm nhạc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates