SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

10 Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược


Ai trong chúng ta cũng có thể nhớ lại một thời cắp sách đến trường, ngồi trong giờ học mà nghe chữ được chữ mất.

Cảnh tượng này quá đỗi quen thuộc trong các trường học ngày nay, ở những lớp học lấy giáo viên làm trung tâm có mô hình học tập truyền thống, nơi giáo viên tập trung truyền đạt kiến thức, giao nhiệm vụ và để cho học sinh tự “tiêu hóa” tài liệu. Dù nó hiệu quả đối với một số học sinh, loại hình giáo dục này buộc họ tiếp nhận thông tin một cách thụ động thay vì chủ động tham gia vào quá trình học tập. May mắn thay, công nghệ phát triển và đi vào lớp học, một mô hình học tập mới nảy sinh, từ chối không gian lấy giáo viên làm trung tâm và trở thành môi trường học tập cộng tác, lấy học sinh làm trung tâm, mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom).
Mục tiêu chính của mô hình này là tăng cường học tập và thành tích của học sinh bằng cách đảo ngược mô hình truyền thống của lớp học, dành thời gian cho học sinh hiểu chứ không chỉ thuyết giảng cho họ nghe. Để thực hiện điều này, giáo viên đăng video trực tuyến ngắn để học sinh trước buổi học. Khóa học này cho phép bạn mở rộng và làm chủ tài liệu thông qua các bài tập, dự án và thảo luận học tập cộng tác. Về cơ bản, bài tập thường cho về nhà thì giờ đây được thực hiện tại lớp và trái lại, các bài giảng được xem ở nhà.
Phong cách học tập này có rất nhiều lợi thế tiềm năng.
Ưu điểm
  1. Học sinh có nhiều quyền kiểm soát hơn
Trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh có thể phát triển năng lực vốn có và kiểm soát việc học của bản thân. Bằng cách giao các bài học ngắn về nhà, học sinh được tự do học theo tốc độ của mình. Học sinh có thể tạm dừng hoặc tua lại các bài đọc, viết ra các câu hỏi mà các em cần giải đáp và thảo luận với giáo viên, bạn bè trong lớp.
Điều này cũng tạo điều kiện cho một số học sinh có thêm thời gian hiểu các khái niệm nhất định mà không bị chậm so với cả lớp và nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ giáo viên, bạn bè. Kết quả là, điều này không chỉ có thể cải thiện thành tích mà còn cải thiện hành vi của học sinh trong lớp.
  1. Khuyến khích việc học tập lấy học sinh làm trung tâm và cộng tác 
Các lớp học đảo ngược dành thời gian cho học sinh làm chủ các kỹ năng thông qua dự án và thảo luận cộng tác. Điều này khuyến khích học sinh cùng nhau dạy và học các khái niệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua việc làm chủ quá trình học tập của bản thân, họ có thể sở hữu kiến ​​thức mà họ đạt được, từ đó tạo sự tự tin. Ngoài ra, giáo viên có thể xác định vấn đề về cách tư duy hoặc vận dụng khái niệm của học sinh và có năng lực tương tác trực tiếp.
  1. Bài học và nội dung dễ tiếp cận hơn (miễn là có quyền truy cập công nghệ)
Nhờ các video bài giảng có sẵn, học sinh nghỉ học vì bị ốm, tham gia các hoạt động thể thao, đi chơi hoặc trường hợp khẩn cấp, có thể nhanh chóng bắt kịp tiến độ học tập. Điều này cũng tạo điều kiện cho giáo viên linh động chuyện điểm danh học sinh. 
  1. Tạo cơ hội cho phụ huynh biết tình hình lớp học
Khác với các lớp học truyền thống, lớp học đảo ngược cho phép phụ huynh xem các video bài giảng của học sinh  bất cứ khi nào. Điều này giúp phụ huynh có thể giúp đỡ con em mình được tốt hơn cũng như là giúp phụ huynh có cái nhìn sâu hơn về chất lượng giảng dạy mà con họ đang được tiếp nhận.
  1. Hiệu quả hơn
Nếu thực hiện đúng, trong một lớp học đảo ngược, trẻ em có nhiều thời gian tận hưởng tuổi thơ của chúng, tức là được vui chơi hoặc thực hành nhiều hơn.
Hầu hết chúng ta đều trải qua thời học sinh triền miên làm bài tập về nhà. Thực tế, một nghiên cứu tiến hành quan sát các học sinh lớp 9-12 đã chỉ ra học sinh dành 38 giờ/tuần để làm bài tập về nhà. Đây là khối lượng công việc khổng lồ không chỉ với học sinh mà còn đối với giáo viên, những người liên tục chỉ định và giao việc. Nhờ có lớp học đảo ngược, các bài giảng online chỉ dài 10 phút, điều này giúp học sinh và giáo viên có thêm thời gian dành cho các mối quan tâm khác như bạn bè, gia đình và sở thích cá nhân.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến hoài nghi mô hình giảng dạy và học tập mới này.
Nhược điểm
  1. Mô hình có thể sản sinh hoặc làm trầm trọng thêm sự chia cắt kỹ thuật số
Một trong những vấn đề nổi bật nhất là nhu cầu sử dụng máy tính và Internet của học sinh để xem các bài giảng online. Điều này đặc biệt khó khăn đối với những học sinh có thu nhập thấp, bị hạn chế tiếp cận với tài nguyên.
  1. Phụ thuộc vào sự chuẩn bị và niềm tin 
Cũng có mối quan ngại rằng lớp học đảo ngược có vận hành hay không là phụ thuộc vào sự tham gia của học sinh. Thật không may, không đảm bảo được học sinh sẽ miễn cưỡng hay hợp tác với mô hình học tập này.
  1. Thực hiện nhiều công việc trên hệ thống giao diện người sử dụng (front-end)
Việc vận hành lớp học đảo ngược sẽ làm tăng thêm lượng công việc cho giáo viên, bởi nó đòi hỏi sự tích hợp rất cẩn thận để lớp học được duy trì và phát triển. Các nhiệm vụ như ghi âm và đóng gói và đăng tải các bài giảng đều là những công việc cần thời gian và kỹ năng chưa kể đến việc việc giáo viên giới thiệu các hoạt động trong lớp học liên quan đến bộ môn trong video như thế nào để thúc đẩy học sinh tham gia và chuẩn bị trước khi học.
Cho dù giáo viên có thể vận dụng nhiều yếu tố của lớp học đảo ngược vào lớp học của họ nhưng họ vẫn phải cần thêm thời gian và cả sự nỗ lực.
  1. Không đơn giản là hình thức chuẩn bị kiểm tra 
Tốt xấu gì thì bạn vẫn phải hiểu rằng nói chung, lớp học đảo ngược không “dạy để thi”. Nó không tuân theo mô hình dạy học nhằm cải thiện điểm số dựa trên các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh vẫn phải dành thời gian chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra , điều đó làm gián đoạn quy trình của lớp học đảo ngược.
  1. Thời gian ngồi trước màn hình nhiều hơn tiếp xúc với mọi người và địa điểm thực tế 
Có một số người tin rằng nếu mỗi giáo viên bắt đầu chuyển đổi mô hình lớp học theo lớp học đảo ngược, học sinh sẽ phải dành hàng giờ ngồi trước máy tính để xem các bài giảng. Người ta có thể lập luận rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập của học sinh.
Kết luận
Mặc dù còn tồn tại những vấn đề trên, mô hình lớp học này vẫn là một cách tiếp cận hiệu quả, trực quan nhằm cải thiện thành tích của học sinh và thúc đẩy học sinh chủ động trong học tập.
Mike Acedo
Đặng Thanh Hiền- TGD dịch
 0 1,253

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates