SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Vai trò của đồ chơi âm nhạc đối với trẻ mầm non (Bài 3)

Tích hợp kiến thức trong hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ chơi âm nhạc





Đặc điểm của trẻ mầm non là tìm hiểu thế giới chung quanh bằng tư duy tổng hợp. Bản chất thế giới xung quanh chúng ta vốn cũng hiện diện ở dạng tổng hợp. Do đó, khi dẫn dắt trẻ chơi đồ chơi âm nhạc các giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp khi giúp trẻ khám phá. Phương pháp dạy học tích hợp gồm tích hợp đa môn (chơi đồ chơi âm nhạc kết hợp học mầu sắc, hình khối, số đếm ...) hay tích hợp xuyên môn (chơi đồ chơi kết hợp hát, múa, vận động theo  nhạc). 

Tích hợp với kiến thức về mầu sắc, hình dáng.

Khi sử dụng các đồ chơi âm nhạc như thanh gõ phách, tumpurine, lục lạc, trống tay ... chúng ta có thể giúp trẻ nhận biết mầu sắc, hình dáng các loại đồ chơi. Ví dụ khi chia 5 tumpurine cho các bé, giáo viên có thể nói " Con thích mầu nào?" hay câu hỏi khó hơn như khi giao nhiệm vụ cho trẻ " Con hãy lắc tumpurin mầu đỏ cho cô" (trẻ phải suy nghĩ để chọn và nhớ lại thao tác lắc tumpurine). Tương tự, các giáo viên sẽ dạy khái niệm hình vuông, tam giác, tròn.. rất dễ dàng khi sắp xếp các đồ chơi âm nhạc có hình, khối để các em chơi (giáo viên chủ ý thay đổi, luân chuyển nhạc cụ có hình dáng khác nhau cho các em có cơ hội tiếp xúc và luôn hỏi " Tumpurine của con mầu gì? hình gì?""

Tích hợp kiến thức toán và số đếm

Tại Hoa kỳ, các bài hát "Năm con khỉ nhỏ nhảy trên giường" (Five Little Monkeys Jumping on the Bed), " Mười trên giường" (Ten in the Bed) ... khi trẻ hát các giáo viên cũng hướng dẫn trẻ học đếm và cả đếm tiến, đếm lùi (cộng, trừ). Tương tự, khi chia các em thành nhóm, các giáo viên cho các em đếm số thành viên của nhóm hoặc phân công từng em đi nhận số đồ chơi về cho nhóm ... Đối với các trẻ mầm non, trẻ sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi của giáo viên: " Có bốn các trống con, bây giờ cô lấy một cái thì còn lại mấy cái?" - nếu quá trình chơi đồ chơi âm nhạc cô giáo thường xuyên chủ định tích hợp cho trẻ học số đếm và phép cộng, trừ.

Tích hợp với vận động thể chất

Khi trẻ chơi trò chơi vận động theo nhạc, nếu kết hợp có sử dụng đồ chơi âm nhạc khi hát, múa thì trò chơi sẽ sinh động, thu hút trẻ hơn. Chơi đồ chơi âm nhạc còn có thể tich hợp nhiều hình thức dạy trẻ vận động thể chất như: Lắc tumpurine hay lục lạc là vận động cổ tay (ngang, dọc) hay động tác gõ trống con, xylophone .. là vận động cánh tay và cổ tay. Trò chơi luyện khéo léo ngón tay như khi trẻ hát, cứ mỗi nhịp (hoặc phách) yêu cầu trẻ dùng hai ngón tay bóc một viên bi trên đĩa và bỏ vào một ống nhựa, trẻ sẽ cảm nhận đã tạo một âm sắc, tiết điệu đệm khi hát và khi hết bài giáo viên hướng dẫn trẻ lắc nguyên ống nhựa để tạo tiếng vổ tay..



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates