SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Vai trò của đồ chơi âm nhạc đối với trẻ mầm non (Bài 2)

Những lợi ích khi trẻ tiếp xúc với đồ chơi âm nhạc.



Trong trường mầm non, trẻ học thông qua các hoạt động vui chơi. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nhạc cụ (đồ chơi âm nhạc) sẽ tạo ra những lợi ích khác biệt so với các hoạt động khác. Cách chơi với nhạc cụ khác với chơi với con rối, chơi trò chơi chập vai hay khi múa hát hay, chơi trò chơi vận động .Chơi đồ chơi âm nhạc là tiếp xúc với nhạc cụ, là có liên quan đến nghệ thuật. Các đồ chơi âm nhạc sẽ cung cấp những trải nghiệm xúc giác và đa giác quan (a tactile and multi-sensory experience) cho lứa tuổi mầm non. Trẻ chơi sẽ hình thành nhiều kỹ năng khác nhau trong khi chơi.
+ Kết nối nhạc cụ (The Instrument Connection). Những lợi ích mà âm nhạc cung cấp đã được nghiên  cứu và chứng minh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với những trải nghiệm âm nhạc có được các kết nối thần kinh giúp phát triển não và tư duy nhận thức. Những trẻ học âm nhạc sớm sẽ học tốt hơn trong tập đọc và toán, giúp kiểm soát cơ thể tốt hơn, tập trung cao hơn và có tự trọng và tinh thần đồng đội. Hiệp hội Giáo dục Âm nhạc Quốc gia tuyên bố rằng "Một chương trình giảng dạy âm nhạc cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo nên bao gồm nhiều cơ hội để trẻ khám phá âm thanh thông uqa ca hát, di chuyển, nghe và chơi nhạc cụ"
+ ngoài ra, tiếp xúc của trẻ với nhạc cụ có thể giúp đạt được những điều sau:
    -Tăng kỹ năng vận động và giúp phát triển cơ bắp ở tay và cánh tay.
    - Phát triển ý thức về nhịp.
    - Phát triển trí liên tường, tưởng tượng và kể chuyện thông qua hiệu ứng âm thanh.
    - Tăng kỹ năng nghe (và qua đó đọc).
    - Củng cố tính tự giác, tự chủ
    - Tăng cường sự hiểu biết về ký hiệu âm nhạc (ở dạng đơn giản nhất).
    - Phát triển kỹ năng học các khái niệm toán học cơ bản về trình tự, thứ tự số, đến tiến và lùi và cộng/trừ (đối với em giỏi)
    - Hiểu biết âm thanh đến từ đâu và cách thay đổi nó (theo nhạc cụ đã được chơi).
    - Phát triển ý thức làm việc nhóm và và kỹ năng xã hội như chia sẻ, thay phiên ...
    - Phát triển ý thức văn hóa.



                                                                                                    TTQ Trích bài viết của TS Nina Kraus)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates