SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Vai trò của đồ chơi âm nhạc đối với trẻ mầm non (bài 1)

Đặc điểm của trẻ mầm non là "Học thông qua chơi". Lứa tuổi này không học ở "lớp" như bậc tiểu học. Trẻ mầm non "học" thông chơi và trong trường mầm non các hoạt động vui chơi này tập trung trong hai hoạt động: Hoạt động chung và hoạt động góc.
 Do đặc điểm "học qua chơi", hệ thống các đồ chơi âm nhạc giữ vai trò hỗ trợ đắc lực cho các giáo viên mầm non trong tổ chức họat động giáo dục âm nhạc mầm non. Nếu đứng trên quan điểm giáo dục "trẻ là trung tâm trong hoạt động giáo dục" thì chúng ta có thể hiểu câu nói "giáo viên là người thiết kế, học sinh là người thi công" ,  " thiết kế" ở đây chính là sắp xếp hệ thống các đồ chơi âm nhạc như một đây chuyền theo các bước trong giáo án của mình. "Trẻ thi công" chính là trẻ trực tiếp "chơi" lần lượt các đồ chơi âm nhạc qua sự sắp xếp của giáo viên để từng bước khám phá các đồ chơi âm nhạc đã được sắp đặt trong hoạt động chung và hoạt động góc của giáo viên. Giáo viên thông qua quan sát cách trẻ chơi ở hoạt động chung đến hoạt động góc cũng sẽ đánh giá được mức độ "hiểu", "nhớ" của từng em học sinh và qua đó tự đánh giá được hiệu quả hoạt động dạy học của mình..

Tư liệu sau đây trích từ giáo trình của trường sư phạm mầm non Hoa kỳ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm vai trò quan trọng của sử dụng đồ chơi âm nhạc trọng giáo dục âm nhạc trẻ mầm non:

HOẠT ĐỘNG CHUNG

Mục đích, yêu cầu:  - Trẻ sẽ biết và có thể làm sau bài học tìm hiểu về âm nhạc và nhạc cụ.
                                 - Trẻ em sẽ phát hiện ra nhạc cụ nào tạo ra âm thanh nào?
                                 - Trẻ có thể mô tả và trả lời về nhạc cụ (đồ chơi âm nhạc) mà em tiếp xúc?
                                 - Trẻ có thể tham gia phân loại nhạc cụ không (bộ hơi, bộ gõ, bộ dây..)
Câu hỏi hướng dẫn:
 - Có phải tất cả các nhạc cụ có thể tạo ra âm thanh giống nhau?
  - Tại sao nhạc cụ tạo ra âm thanh khác nhau? (Do vật liệu tạo thành nhạc cụ?)
  - Cùng một nhạc cụ âm thanh lại phát ra khác nhau? (do rung, lắc, tác động..)
  - Cùng nhạc cụ nhưng tốc độ rung, lắc ... khác nhau thì âm thanh khác nhau?
 Thực hành:
 - Giáo viên giải thích âm thanh âm nhạc là gì và làm thế nào nhạc cụ tạo ra âm thanh. (GV rải vài hạt gạo trên mặt trống, khi trống được đánh, gạo sẽ nhảy từ rung mặt trống) GV chỉ ra trống không chỉ phát ra âm thanh mà còn tạo ra rung . Một em học sinh giữ trống, một em khác gõ vào trống... các em sẽ nhận xét,cảm nhận
- Giáo viên sẽ xác định tất cả nhạc cụ (ĐCÂN) đều rung động tạo ra âm thanh âm nhạc.
Ghi chú: Trong hoạt động âm nhạc khác, giáo viên giới thiệu kèn và hướng dẫn các em thổi vào để phát ra âm thanh âm nhạc. GV sẽ hỏi cách nào cây sáo tạo ra âm thanh? HS : Do bạn thổi vào kèn. Giáo viên : Vâng, một người sã thổi không khí vào làm sáo phát ra âm thanh. Một cây sáo gọi là nhạc cụ gió. GV lại cho mọt học sinh gọ vào trống và hỏi HS tại sao các trống tạo ra âm thanh. HS: Bạn đánh vào trống làm tạo ra âm thanh. GV: Có người gõ vào, các trống phát ra âm thanh. Một cái trống gọi là nhạc cụ gõ.


HOẠT ĐỘNG GÓC
Các trẻ chia về khu hoạt động góc, giáo viên sắp xếp nhạc cụ để các em tìm hiểu về đồ chơi âm nhạc được giới thiệu trong hoạt động chung. Chia đều để trẻ nào cũng có đồ chơi âm nhạc gồm nhạc cụ gõ (trống, mõ, chiêng..) và nhạc cụ giáo ( kèn, sáo, còi..). Giáo viên quan sát, ghi nhận (theo sanh sách học sinh của nhóm) cách các em lĩnh hội kiến thức và sẵn sàng để giúp các em ..
                                                                                                                                          TTQ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates