SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Thực trạng đào tạo giáo viên âm nhạc cho các trường phổ thông


Tin từ website CĐVHNT.TPHCM


Sáng 21/5/2019 tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố diễn ra Tọa đàm: “Thực trạng đào tạo giáo viên môn âm nhạc cho các trường phổ thông”. Tham dự buổi Tạo đàm có Bà Ts. Đặng Thị Thùy Linh đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Lâm Trọng Thủy - chuyên viên phòng nghệ thuật Đại diện sở VH&TT TP.HCM; Bà Nguyễn Mỹ Hạnh - Quyền Trưởng khoa tại chức Nhạc viện TP.HCM; Ông Ông Nguyễn Xuân Chiến - Phó trưởng khoa Nghệ thuật Đại học Sài gòn; Đại diện các trường tiểu học trên địa bàn Thành Phố; Nghệ sĩ ưu tú - Nhạc sĩ, Ths. Hồ Văn Thành - Hội Âm nhạc TP.HCM cùng các cơ quan báo đài đến tham dự và đưa tin.

Tọa đàm do Khoa Âm nhạc thuộc Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, mục đích của buổi tọa đàm là lắng nghe; trao đổi cũng như phân tích, đánh giá thực tế hoạt động giảng dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông hiện nay; Bên cạnh đó tìm hiểu thực tế những thuận lợi, khó khăn trong công tác giảng dạy, đưa ra những giải pháp,kiến nghị cho công tác đào tạo giáo viên sư phạm âm nhạc của Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi Tọa đàm có nhiều ý kiến thiết thực và mang tính đóng góp xây dựng cao đến từ tham luận của các nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên đang công tác giảng dạy tại các trường đào tạo chuyên ngành âm nhạc.

NSUT-NS Hồ Văn Thành phát biểu nhấn mạnh trong báo cáo tham luận: “ Muốn làm tốt công tác đào tạo giảng dạy âm nhạc tốt như các nước khác thì cần hiểu rỏ hơn về các tiêu chí, đúc kết kinh nghiệm từ các nước đã làm tốt công tác này; quan trọng là phải cho giáo viên đi đào tạo, nắm bắt được các chương trình đào tạo tiên tiến", ông cho rằng cần tổ chức nhiều hơn nữa những tọa đàm khoa học mang tính xây dựng và đóng góp cao như thế này, nhất là trong bối cảnh công tác giảng dạy âm nhạc và giáo viên giảng dạy âm nhạc tại các trường phổ thông đang không được nhiêu ưu ái trong công tác giảng dạy của mình, hy vọng thông

qua buổi tọa đàm hôm nay, sẽ tìm ra giải pháp thích hợp để làm tốt hơn công tác giảng dạy, đào tạo giáo viên âm nhạc cho các trường phổ thông.

Bà Ts. Đặng Thị Thùy Linh đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng Môn học âm nhạc là môn giúp nâng cao nhân cách, đạo đức cho học sinh, vì thế nên đưa cả vào chương trình đào tạo bậc phổ thông Trung học và cả mầm non, ngoài ra, công tác đào tạo giáo viên âm nhạc cân được định hướng, tạo điều kiện cho sinh viên học chuyên ngành này có điều kiện thực tập thực tế, năng cao khả năng giảng dạy khi ra trường.

Bà Nguyễn Mỹ Hạnh - Nhạc viện TP.HCM cũng cho rằng việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tập huấn, tạo đàm khoa học là một trong những biện pháp tăng cường chất lượng giảng dạy; ngoài ra, hiện nay, ngoai ngữ là rào cản

lớn cho việc nhiên cứu, tiếp câjn các nguồn tài liệu từ các đại học lớn trên thế giới, vì thế cần tăng cường anh văn chuyên ngành trong công tác đào tạo.

Qua buổi tạo đàm, các giải pháp được đưa ra:

- Thực hiện chương trình Âm nhạc phổ thông: đa dạng hóa hoạt động học tập của trẻ bằng nhiều hình thức trò chơi (đồng dao), vận động, hoạt động âm nhạc, và sử dụng nhạc cụ.





- Đáp ứng yêu cầu hướng dẫn khai thác khả năng sáng tạo (creation) và ứng tác (improvisation) của trẻ em, các sinh viên Sư phạm âm nhạc cần phải được học sâu về các chuyên ngành biểu diễn âm nhạc, lí luận âm nhạc hoặc sáng tác âm nhạc…


- Không gianphòng học âm nhạc có thể di chuyển, vận động và chơi đùa. Bàn ghế có thể di động để tận dụng không gian cho tổ chức các hoạt động âm nhạc biểu diện, thực hành...


- Các phương tiện, cở sở học tập phải được trang bị đầy đủ, hiện đại, chuẩn mực.


Nên có kế hoạch cử Giảng viên của Trường đi đào tạo theo chương trình tu nghiệp ngắn ngày hoặc bậc học dài ngày tại các nước có nền Giáo dục Âm nhạc tốt nhất.


- Ứng dụng công nghệ mới trong xu hướng mới 4.0:


• Tận dụng công nghệ, ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền bạc: nhiều môn học có thể được ghi lại các bài giảng dưới dạng âm thanh hay hình ảnh.Mặt khác vì là dạy qua mạng ta không bị giới hạn sỉ số lớp học, tiết kiệm phòng học, ta chỉ cần một số buổi lên lớp nhất định, còn lại sinh viên vào trang web trường để nghe, nhìn, nghiên cứu, sau đó trao đổi với giảng viên.

• Công nghệ thông tin cung cấp nhiều dữ liệu trên thế giới, giúp tiếp cận để nghiên cứu nhanh chóng, không bị lạc hậu. Dữ liệu ta có chứa cả nội dung xấu và tốt, thế nên cách tiếp cận thế nào là ở tự thân chúng ta. Công nghệ có thể chưa giúp gì nhiều cho học sinh phổ thông về âm nhạc, nhưng tôi tin nó giúp cho giảng viên đào tạo nhiều kiến thức nếu biết chọn lọc, và hệ thống hóa.

• Công nghệ mới giúp còn giúp giảng viên trao đổi kinh nghiệm ở nhiều khu vực địa lý khác nhau nhanh chóng.


- Về khung chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc phổ thông: nên rà soát lại môn học, thời lượng, thời khóa biểu để có chất lượng tốt hơn.


- Về công tác tuyển sinh, liên thông đào tạo:


• Tuyển sinh ngành Sư Phạm nên có phần kiểm tra năng khiếu sư phạm. Cột điểm kiểm tra này trước mắt chưa cộng làm điểm xét tuyển. Mà chỉ xử dụng để theo dõi quá trình học, công tác sau này của sinh viên đó. Đưa mục này vào nghiên cứu khoa học đào tạo. Cách kiểm tra như thế nào tất nhiên chúng ta phải bàn bạc chi tiết hơn, khoa học hơn.


- Giảm tối đa đến mức cho phép trong khung chương trình của bộ đưa ra về các môn đại cương.


- Tăng cường thực hành hoạt động đội nhóm để người học có tính chủ động từ đó người học có thể nắm bắt được bài học ngay trên lớp.


- Tổ chức thêm nhiều buổi biểu diễn cho người học.


- Tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế.


Âm nhạc là điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng con người nhân hậu và hướng thiện, âm nhạc không được định hướng cảm thụ đúng đắn cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng xã hội vô cảm, thiếu nhân cách. Việc gây dựng môi trường âm nhạc góp phần hình thành nhân cách và kĩ năng xã hội cho thế hệ tương lai, vì thế không thể xem nhẹ giáo dục âm nhạc cũng như giáo dục nghệ thuật nói chung trong chương trình phổ thông.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates